Vì sao bạn ngại bắt chuyện với người lạ? Đây là băn khoăn anh nhận được từ rất nhiều bạn gửi về trên kênh của mình.
Tại sao có những người họ rất tự tin để bắt chuyện với người lạ, nhưng còn mình thì không?
Khi đã hiểu được nguyên cốt lõi, đó là lúc bạn sẽ nghiệm ra cách để thay đổi phù hợp nhất cho chính bản thân của mình.
Cho nên trong bài viết này, anh sẽ chia sẻ cụ thể chi tiết 7 lý do cốt lõi khiến bạn dần ngại bắt chuyện với người lạ. Cùng kiểm tra xem bản thân đang mắc vào lý do số mấy nhé.
1. Bạn không muốn bắt chuyện
Vì có khi bạn thuộc mẫu người không quá là thích việc bắt chuyện với người khác. Đặc biệt với những người hướng nội, việc sống và chơi một mình là một điều vô cùng ổn.
Tuy nhiên, càng lớn thì những áp lực trong làm việc đội nhóm, thuyết trình, tương tác… buộc bạn phải thay đổi bản thân để tương tác nhiều hơn với người khác. Bởi vì nếu không, bạn rất khó để phát triển và thăng tiến trong cuộc đời của mình được.
Nhưng, về mặt bản chất, bạn đã không muốn làm quen với nhiều người lạ. Nên dù có cố đến mấy cũng khó để thay đổi liền được.
Lúc còn nhỏ khi chưa có nhiều áp lực về việc bản thân phải kết nối, bạn thường sẽ chọn cách không quan tâm và trau dồi nhiều. Và khi không trau dồi nhiều, bạn sẽ không thể bắt chuyện với người lạ giỏi được.
2. Bạn sợ làm phiền người khác
Có những bạn sẽ cảm thấy việc bắt chuyện người khác là lúc bản thân đang làm phiền họ. Nên cách dễ dàng nhất để chọn lựa là mình sẽ phớt lờ nó đi.
Nhưng, hãy rất cẩn thận! Có khi việc bạn không nói mới là lúc mình đang làm phiền người khác.
Nếu như có một việc gì đó cần sự phối hợp, cập nhật thông tin chung với nhau,… nhưng bạn lại ngại không dám lại nói. Để rồi khi hậu quả xảy ra và ảnh hưởng tới người khác.
Đó mới là lúc bạn đang làm phiền họ phải bận tâm suy nghĩ việc đáng lẽ đã được giải quyết êm đẹp từ trước, nếu như hai bên từ đầu đã chịu trao đổi với nhau một cách rõ ràng.
3. Bạn bị ép quá nhiều
Ngày xưa, ba mẹ chúng ta thường hay thúc ép con cái phải đi ra ngoài bắt chuyện, giao tiếp với người khác. Thậm chí so sánh với những đối tượng như “con nhà người ta” để làm gương bắt bạn chịu đi tương tác.
Nhưng về mặt tâm lý, đặc tính của con người đó là không thích bị người khác ép. Cho nên khi bị ép, bạn sẽ càng muốn làm ngược lại. Dẫn đến càng ngày, bản thân càng lánh xa và ít dần đi việc kết nối và bắt chuyện với người lạ.
4. Bạn bị hù quá nhiều
Ngày xưa, những người mẹ sẽ hay có một câu hù kinh điển: “Ăn đi! Không ăn chú kia ăn hết bây giờ.”
Ngay còn nhỏ, người lạ đã được vẽ lên với một tính cách rất đáng sợ để hù những đứa trẻ không biết nghe lời người lớn.
Thông qua một vài trải nghiệm như vậy, những đứa con nít sẽ bắt đầu nhìn “người lạ” với một con mắt rất tiêu cực:
- “Họ sẽ ăn hết đồ ăn của mình.”
- “Họ sẽ bắt cóc mình.”
- “Họ sẽ cản trở những gì mình muốn.”
- “Họ là người xấu xa.”
Một cách vô tình, người lạ trở thành thứ gì đó rất khủng khiếp được vẽ lên trong trí tưởng tượng của những đứa trẻ qua những lần bị hù dọa giống như vậy.
5. Bạn bị dụ quá nhiều
Nếu trẻ con đã không muốn, sẽ có lúc những người lớn xung quanh bắt đầu lo lắng và tìm đủ mọi cách để động viên đứa trẻ làm theo lời của mình.
Tuy nhiên, khi được động viên nhiều, những đứa trẻ cũng bắt đầu nghi ngờ: “Nếu như chuyện đó không có gì đáng sợ thì tại sao họ lại động viên mình?”
Bạn đã bao giờ trải qua cảm giác đó chưa?
Những hành động quá nhiệt tình và vồ vập khiến bạn càng nghi ngờ hơn về việc làm đó. Và theo một lẽ thông thường, càng bị dụ nhiều, bạn sẽ càng sợ làm việc đó hơn.
6. Bạn không tự tin
Đó là khi bạn cảm thấy tự ti về bản thân của mình vì nhiều lý do như:
- Bạn không có quá nhiều thành tích.
- Bạn gặp nhiều thất bại.
- Bạn cảm thấy chưa đủ giỏi hoặc có những khiếm khuyết về bản thân.
Khi đó, bạn sợ người khác sẽ nhìn vào những điểm thiếu sót đó và bắt đầu đánh giá: “Họ đang nghĩ gì về mình vậy?”
Đó là lúc, bạn không còn dám bộc lộ bản thân để đến tự tin giao tiếp và tương tác với người khác nữa.
7. Bạn không biết cách nói chuyện
Nếu như bạn đã vượt qua được hết những lí do ở trên nhưng vẫn gặp khó khăn dù đã từng thử cố gắng bắt chuyện một vài lần.
Nhưng vì bị nhạt, nói xong người ta không hiểu, bị “bí” không biết nói gì tiếp theo,… Để rồi sau vài lần như vậy, bạn cũng dần cảm thấy không tự tin trong việc giao tiếp với người khác.
Đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị thiếu về kỹ năng bắt chuyện với người lạ. Giải pháp của anh nếu như ở trường hợp này đó là hãy kiếm cho mình một nơi để hướng dẫn kỹ năng đó càng sớm càng tốt.
Xem thêm giải pháp: 5 Cách bắt chuyện với người lạ tự nhiên và thoải mái
Nếu bạn muốn tìm kiếm một môi trường để có thể trui rèn khả năng giao tiếp, tự tin bắt chuyện với người lạ, hãy tham gia Workshop “Bí quyết giao tiếp tự tin, thu hút mà không bị đánh giá” của anh Khương dưới đây để biết câu trả lời nhé.
Bạn sẽ biết được:
- Lầm Tưởng lớn nhất về giao tiếp khiến bạn luôn gặp áp lực và nỗi sợ bị đánh giá từ người khác.
- 3 cách giao tiếp để lời nói của mình có trọng lượng trong đội nhóm, được mọi người tôn trọng và lắng nghe.
- Lộ trình rèn luyện để trở thành một người tự tin, bản lĩnh trong giao tiếp mà ai cũng có có thể học và làm được.