03/08/2023

GÓP Ý “THẲNG THẮN” NHƯNG VẪN “KHÉO LÉO” TRONG LÀM VIỆC ĐỘI NHÓM.

Làm sao để góp ý thẳng thắn đến người khác mà không khiến họ cảm thấy khó chịu và tổn thương? Bạn đã bao giờ rơi vào tình huống làm việc cùng đội nhóm, bạn cảm thấy không hài lòng về cách làm việc của một vài thành viên và muốn thẳng thắn nói ra […]

Làm sao để góp ý thẳng thắn đến người khác mà không khiến họ cảm thấy khó chịutổn thương?

Bạn đã bao giờ rơi vào tình huống làm việc cùng đội nhóm, bạn cảm thấy không hài lòng về cách làm việc của một vài thành viên và muốn thẳng thắn nói ra ý kiến của mình.

Thế là bạn cứ đi đến và tự nhiên đưa ra những lời nói góp ý với mong muốn cộng sự của mình sẽ cải thiện.

Nhưng thật không may, phản ứng bạn nhận lại là sự bực bội, không tiếp thu và thậm chí là “giận ngược”. Bạn bỗng nhiên biến mình trở thành người không khéo léo giữa tập thể.

Hôm nay, anh sẽ mang đến 5 cách ứng xử thẳng thắn bạn có thể áp dụng để vẫn giữ được sự khéo léo cho mình.

1. Thẳng thắn giao luật từ đầu.

Khi bắt đầu tham gia vào đội nhóm cho một dự án hay công việc nào đó, vào buổi gặp đầu tiên bạn nên chia sẻ rõ ràng về mục tiêu và mong đợi.

Thống nhất rõ ràng về quy trình, cách làm việc, những nguyên tắc chung sẽ giúp bạn và nhóm giảm thiểu được rất nhiều vấn đề phát sinh sau này.

thẳng thắn

Ví dụ mẫu:

“Mình rất tâm huyết với dự án này và mình muốn là chúng ta có thể tạo ra một kết quả tốt nhất. Cho nên trong cách làm việc mình mong muốn là chúng ta có thể thẳng thắn góp ý những điều chưa hài lòng về nhau một cách chân thành, nghiêm túc. Thì hy vọng chúng ta có thể có được tinh thần đó để đạt được mục tiêu chung về kết quả cho cả nhóm.”

2. Góp ý thẳng thắn bằng thông điệp “Tôi” thay vì thông điệp “Bạn”.

Thông điệp “Tôi”: nghĩa là bạn đang đặt vấn đề dựa trên cảm xúc cá nhân của bản thân.

Thông điệp “Bạn”: nghĩa là bạn chỉ chú ý để việc quy chụp tính cách của người đối diện.

Cùng một cách góp ý về việc có thành viên đi trễ trong cuộc họp.

Cách góp ý theo thông điệp “Bạn” sẽ biến lời góp ý của bạn thành đánh giá, phán xét.

Lý do:

Bởi vì những câu nói của bạn đang trực tiếp nói về tính cách của một người khiến người nhận được lời góp ý cảm giác họ đang bị tấn công.

Ngược lại, cách góp ý theo thông điệp “Tôi” sẽ giúp lời góp ý thành sự thẳng thắn và rõ ràng đồng thời không làm tổn thương đến người khác.

Lý do:

Khi nói theo thông điệp “Tôi”, bạn chỉ đang nói mọi thứ theo cảm xúc của mình, không có mục đích chỉ trích bất cứ ai.

GÓP Ý “THẲNG THẮN” NHƯNG VẪN “KHÉO LÉO” TRONG LÀM VIỆC ĐỘI NHÓM.

3. Góp ý thẳng thắn qua hành động.

GÓP Ý “THẲNG THẮN” NHƯNG VẪN “KHÉO LÉO” TRONG LÀM VIỆC ĐỘI NHÓM.

Anh ví dụ một tình huống để các bạn có thể dễ hình dung về cách ứng xử này như sau:

Khi bạn có một nhóm bạn cùng nhau tổ chức đi bán hàng.

Thì trong quá trình thực hiện, bạn phát hiện có một thành viên có năng lượng rất thấp, cảm giác cứ mệt mỏi và lo lắng.

Thay vì bạn đưa ra góp ý bằng lời nói:

“Bán như vậy thì làm sao mà người ta mua được, năng lượng lên, vui vẻ lên, thay đổi đi.”

Bạn có thể góp ý bằng hành động như sau:

Bạn đứng gần với người đó trong suốt buổi bán hàng và kéo năng lượng của họ bằng sự nhiệt tình của mình.

“Có người đứng đằng đó kìa, chắc cũng đang muốn mua đồ của mình. Hay là hai đứa mình cùng tới chào hàng cho họ đi.”

Và bạn đi đến, vui vẻ, năng lượng và những hành động đó nhằm để cho người bạn kia nhìn thấy.

Đó là một cách nhắc nhở gián tiếp để người bạn đó nhận thấy được năng lượng chênh chệch và hiểu bản thân nên cần có sự điều chỉnh để bắt kịp với mọi người.

4. Góp ý thẳng thắn nhưng riêng tư.

Bạn có thể góp ý suy nghĩ của mình về những điểm chưa tốt về một người.

Nhưng chúng sẽ phản tác dụng khi bạn mang đến những lời đó ở giữa một tập thể, người được góp ý sẽ chỉ có cảm giác bị tự ti, mất thể diện.

Họ hoàn toàn không để tâm đến việc sẽ tiếp thu lời đóng góp đó của bạn như thế nào?

5. Đặt câu hỏi để làm rõ “sự thật” trước khi góp ý thẳng thắn.

Nếu bạn cảm thấy băn khoăn về thái độ hay hành động của một thành viên trong quá trình làm việc cùng nhau, đôi khi bề nổi đó vẫn chưa hoàn toàn là sự thật.

Khi thấy một bạn trong nhóm có tinh thần không tốt ở buổi họp, rất có thể họ đang gặp một vấn đề nào đó.

Do đó bạn có thể đưa ra câu hỏi để làm rõ trước thay vì ngay lập tức kết luận và đưa ra lời nhận xét với họ.

“Hôm qua ông có bị mất ngủ hay bệnh không sao nhìn có vẻ mệt mỏi vậy?”

Có hai trường hợp có thể xảy ra:

Trường hợp 1:

Người bạn đó thật sự đang có vấn đề dẫn đến việc tinh thần làm việc của ngày hôm đó không được tốt.

Trường hợp 2:

Họ không gặp bất cứ vấn đề gì về sức khỏe cả.

Đây như một lời nhắc nhở “ngầm” giúp bạn vừa có thể “phàn nàn” một cách khéo léo vừa giúp cộng sự của mình nhìn ra được vấn đề rằng họ đang có năng lượng không tốt trong buổi họp.

Cách này sẽ không khiến họ cảm giác bị khó chịu hay công kích.

Thẳng thắn chắc chắn không phải là một tính xấu, nhưng tùy vào cách ứng xử nó có thể khiến bạn có kết quả không tốt về mối quan hệ, kết quả công việc,…

Do đó việc cân nhắc kết hợp giữa “thẳng thắn” và “khéo léo” là một điều cần thiết để giúp mối quan hệ trong đội nhóm, tiến trình làm việc trở nên dễ dàng hơn.

Khóa học cho bạn

Lộ trình

Hình thức

Học phí

Giảng viên:

Lộ trình

Hình thức

Học phí

Giảng viên:

Your Title Goes Here

Your content goes here. Edit or remove this text inline or in the module Content settings. You can also style every aspect of this content in the module Design settings and even apply custom CSS to this text in the module Advanced settings.

Your Title Goes Here

Your content goes here. Edit or remove this text inline or in the module Content settings. You can also style every aspect of this content in the module Design settings and even apply custom CSS to this text in the module Advanced settings.