21/08/2023

1 Cách Chữa Bệnh Phản Xạ Chậm Trong Giao Tiếp

Em bị chậm đến mức khi mọi người nói xong, đi về rồi em mới bắt đầu suy nghĩ “Ủa sao lúc nãy không nói như này nhỉ, hay là như này?” Đã bao giờ bạn trải qua cảm giác này chưa, vì cách “phản ứng chậm” mà bạn khiến cho đồng nghiệp hoặc cấp […]

Em bị chậm đến mức khi mọi người nói xong, đi về rồi em mới bắt đầu suy nghĩ “Ủa sao lúc nãy không nói như này nhỉ, hay là như này?”

Đã bao giờ bạn trải qua cảm giác này chưa, vì cách “phản ứng chậm” mà bạn khiến cho đồng nghiệp hoặc cấp trên cảm thấy khó chịu và đánh giá thấp mình.

Anh tin có rất nhiều bạn rơi vào tình huống này nhưng mãi chẳng biết làm cách nào để thoát ra? Vì các bạn nghĩ đó là vấn đề thuộc về “tính cách”.

Đúng là như vậy, việc phản ứng chậm sẽ không dễ để thay đổi trong một sớm một chiều nhưng vẫn có cách để bạn dù không thể suy nghĩ nhanh nhưng vẫn theo kịp “nhịp” của mọi người.

Và đó là lý do bài viết hôm nay xuất hiện, anh sẽ hướng dẫn để bạn có thể khắc phục được tình trạng “sống chậm” của mình, đặc biệt là trong công việc.

Lí do phản xạ chậm gây khó chịu đến người khác.

Rất nhiều tình huống trong cuộc sống, người khác đến và nói với bạn

“Làm gì mà chậm quá vậy? Phải nhanh lên chứ?”

Biết vậy nhưng bạn không thể làm được, dù có nghe và học theo vài mẹo trên mạng nhưng rồi đâu lại vào đó. Cảm giác biết người khác đang khó chịu về mình lại càng khiến cho bạn “chậm” hơn.

Vậy nên, anh muốn nói với các bạn một sự thật là phản xạ chậm không khó chịu. Thứ gây khó chịu nhất là không biết phải đợi tới khi nào.

Vì họ không biết ban đang nghĩ gì, có nên đợi bạn không và nếu đợi thì mất bao lâu. Mọi thứ rất mơ hồ.

Một ví dụ thực tế anh từng trải qua vấn đề này:

Có lần anh từng đến một tiệm cắt tóc cho nam, tiệm khá nổi tiếng vì vậy lượng khách ra vào liên tục.

Do đó, trước khi đến anh đã liên hệ và hỏi các bạn nhân viên

“Nếu bây giờ mình đến thì có vào để cắt liền được không?”

Và các bạn ấy đã phản hồi lại với anh

“Dạ hiện tại tiệm khá đông nên nếu anh đến thì phải chờ ít nhất 30 phút”

Anh đồng ý và vì muốn đến xem trước tiệm như thế nào do lần đầu trải nghiệm đến nên anh cũng ghé ngay sau đó. Anh đến, ngồi ở ghế chờ, xem cách bày trí, nhìn các anh thợ cắt tóc và thoải mái cho đến hết 30 phút, anh được các bạn mời bước vào.

Cũng là chờ đợi nhưng với một tâm thế rất khác, anh rất thoải mái và không có sự khó chịu nào cả vì các bạn đã báo trước với anh ngay từ đầu.

Nhưng thử tưởng tượng tình huống ngược lại, nếu các bạn nhân viên không báo cụ thể với anh về thời gian hoặc các bạn ấy chỉ nói:

“Dạ anh cứ đến đi mình cũng chờ một tý thôi”

Chắc chắn anh sẽ không thể kiên nhẫn chờ được đến 15 phút, vì anh không biết mọi người đang sắp xếp như thế nào, mình đang xếp hàng chờ với bao nhiêu người và cuối cùng mình sẽ đợi đến khi nào?

“Một tý là bao lâu? 5 phút, 10 phút hay 15 phút?”

Đó là một tình huống giúp anh hiểu rõ hơn việc là chúng ta không bị khó chịu vì chờ đợi mà chỉ khó chịu vì không biết chờ đến khi nào.

Đó cũng là một cách chúng ta hiểu tâm lí của người khác để có hướng cư xử khéo léo, giúp bạn dù với tính cách “phản xạ chậm” vẫn bắt nhịp được với cộng sự, không khiến họ cảm thấy khó chịu về mình và quan trọng sẽ không gây ảnh hưởng đến kết quả công việc mình mang lại.

Phần tiếp theo sẽ là giải pháp dành cho bạn.

2 cách khắc phục “phản xạ chậm” trong công việc.

Trong công việc, bạn sẽ thường xuyên phải gặp những tình huống như họp nhóm, trao đổi ý khiến nhưng bản thân lại có một “tật” sẽ suy nghĩ rất lâu về những vấn đề, bạn có thể áp dụng ngay 2 cách sau đây:

1. Hỏi rõ trước về kế hoạch, mục tiêu để có thời gian chuẩn bị trước.

Thay vì chờ đến buổi họp mới bắt đầu ngồi suy nghĩ, thì bạn có thể hỏi trước những thông tin cụ thể về chủ đề của buổi họp để mình có thể nghiên cứu, tổng hợp thật kỹ trước đó.

Những thông tin bạn cần chuẩn bị trước có thể là:

  • Số liệu
  • Nghiên cứu trước đó
  • Những câu hỏi sếp có thể đưa ra
  • Băn khoăn của bạn về vấn đề này
phản xạ chậm

Điều này sẽ giúp bạn khi bước vào buổi họp không bị bất ngờ hay vì suy nghĩ quá lâu sẽ không kịp có được đề xuất ý kiến hay phản hồi gì với sếp, đồng nghiệp của mình.

2. Xin thêm thời gian nếu chưa phản hồi được liền cho những vấn đề mới.

Nếu trong lúc họp, có một vấn đề bất ngờ phát sinh không nằm trong phạm vi nghiên cứu của bạn, nếu bạn chọn im lặng thì mọi người sẽ có một suy nghĩ:

“Ủa sao chưa trả lời nữa? Nghĩ gì chậm vậy trời?”

Thay vì vậy, thì cứ hãy thành thật:

“ À, cái này thì mình chưa trả lời liền được, mình cần thời gian để suy nghĩ. Việc này có thể cho mình 15 phút để suy nghĩ không? Mình định nghĩ về vấn đề này, vấn đề này, vấn đề này… Có 3 cái mình đang băn khoăn, mình cần thông suốt thì mới trả lời được.”

Cách này tương tự như thủ thuật ở phần phía trên anh đã hướng dẫn với mọi người.

Cho nên, chỉ cần bạn nói rõ về những gì bạn đang nghĩ và dự định của bạn là gì thay vì im lặng, sẽ giúp cho người khác cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Và hai cách trên sẽ giúp giảm thiểu được rủi ro cho những mâu thuẫn có thể phát sinh trong quá trình teamwork. Nếu cứ tích lũy cảm giác khó chịu về “tính cách“ của nhau mỗi ngày mà không giải quyết, chắc chắn một ngày hậu quả mang lại sẽ rất nặng nề.

Các bài viết về giao tiếp có thể tham khảo thêm

GÓP Ý “THẲNG THẮN” NHƯNG VẪN “KHÉO LÉO” TRONG LÀM VIỆC ĐỘI NHÓM

2 Cách Thể Hiện Sự Tức Giận Không Gây Mất Lòng

Lời kết

Trong giao tiếp, nếu có niềm tin là bạn sẽ thay đổi được, thì chắn chắn sẽ luôn có cách dành cho bạn. Bạn có thể dành nhiều thời gian luyện tập giúp mình phản xạ nhanh hơn, áp dụng những mẹo anh đã hướng dẫn vào cuộc sống hằng ngày của mình.

Nhưng trong trường hợp nếu bạn muốn hiểu sâu về bản thân mình hơn, hiểu được mình đang ở mức độ nào trong giao tiếp và cách để nâng mức độ đó lên là gì bạn thì có thể dành ra 2 tiếng để tham gia buổi Workshop Public Speaking của anh. Buổi workshop chắc chắn sẽ là điều bạn tìm kiếm lâu nay nếu bạn đã quá “mệt mỏi” khi có những “tính cách” làm ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của mình.

Tìm hiểu và đăng ký ở đây nhé.

Khóa học cho bạn

Lộ trình

Hình thức

Học phí

Giảng viên:

Lộ trình

Hình thức

Học phí

Giảng viên:

Your Title Goes Here

Your content goes here. Edit or remove this text inline or in the module Content settings. You can also style every aspect of this content in the module Design settings and even apply custom CSS to this text in the module Advanced settings.

Your Title Goes Here

Your content goes here. Edit or remove this text inline or in the module Content settings. You can also style every aspect of this content in the module Design settings and even apply custom CSS to this text in the module Advanced settings.