10/05/2022

Bật Mí 5 Bí Quyết Giúp Bạn Kỉ Luật Bản Thân

Kỉ luật bản thân là tinh thần mà nhiều người muốn đạt được, tuy nhiên không phải ai cũng có đủ sự quyết tâm để làm điều đó. Họ đặt ra rất nhiều mục tiêu nhưng chẳng hoàn thành được một cách trọn vẹn. Nếu như không rèn luyện được tinh thần này một cách […]
Bí quyết kỉ luật bản thân

Kỉ luật bản thân là tinh thần mà nhiều người muốn đạt được, tuy nhiên không phải ai cũng có đủ sự quyết tâm để làm điều đó. Họ đặt ra rất nhiều mục tiêu nhưng chẳng hoàn thành được một cách trọn vẹn.

Nếu như không rèn luyện được tinh thần này một cách sớm nhất có thể, bạn sẽ rất khó đạt được những mục tiêu và kết quả mình muốn. Cho nên, trong bài viết này anh sẽ bật mí cho bạn biết 5 bí quyết giúp bạn có thể trở nên kỉ luật hơn với bản thân mình.

Kỉ luật là gì?

Kỉ luật là thứ khiến cho một người hành động kiên trì, đều đặn cho tới khi đạt được kết quả hoặc mục tiêu mà một người mong muốn. Nói theo cách khác, kỉ luật là thứ sẽ khiến cho một người “đã nói là phải làm”.

Những người thành công thường rất kỉ luật

Doanh nhân Top Fortune 500

Dan Pena, một trong những người thầy huấn luyện kỹ năng mà anh rất kính trọng, đã có một chia sẻ về sự kỉ luật:” 2/3 những CEO có công ty nằm trong Top Fortune 500 đều có một điểm chung với nhau, đó là họ đều xuất thân từ quân đội.”

Donald Trump – Vị tổng thống kỉ luật

Dan Pena cũng chia sẻ về Donald Trump, cựu tổng thống ở Mỹ có xuất thân từ quân đội, và nói rằng:” Donald Trump ở ngoài đời còn khó hơn cả trăm lần so với những thứ mọi người nhìn thấy được ở trên mạng. Ông được xem như là một người rất cứng rắn, nghiêm khắc trong mọi việc mình làm. Cái gì đã nói ra rồi là phải làm.”

Chị Giám đốc Tài chính

Một ví dụ khác về tinh thần kỉ luật bản thân sẽ phải nhắc tới người chị Giám đốc tài chính cũ mà anh từng có cơ hội được cộng tác. Khi còn nhỏ, cô giáo dạy Văn của chị đã dạy về tinh thần “làm nhiều là giỏi”, “kỉ luật bản thân”, nên mỗi ngày cả lớp sẽ đều có 1 bài tập làm văn để làm. Liên tục ngày qua ngày, có khi lên tới 100 bài văn liên tiếp.

Bên cạnh đó, chị từng làm trong những Quỹ đầu tư mạo hiểm, môi trường ở đó đòi hỏi tinh thần thép vì áp lực từ thị trường và con số liên tục thay đổi mỗi ngày khiến cho mọi người rất căng thẳng. Ai mà không có được sự kỉ luật thì khó mà tồn tại trong môi trường này.

Cho nên, khi có cơ hội được cộng tác, chị đã thể hiện ra được sự kỷ luật rất lớn trong phong cách làm việc. Mỗi lần đi họp, chị luôn mang theo bên mình một cuốn sổ vô cùng quyền lực, đó chỉ là cuốn sổ tay bình thường nhưng nó đều được ghi chép rõ ràng những thông tin của buổi họp, từng công việc và deadline cụ thể. Tới những buổi họp lần sau, chị sẽ lật cuốn sổ đó ra để kiểm tra từng mục và nếu có công việc nào chưa được hoàn thành thì không khí sẽ rất căng thẳng. Thậm chí, những lúc có quá nhiều thứ chưa hoàn thành, chị đã đập bàn và bỏ về.

Điều #1: Kỉ luật là thành công

Kỉ luật không phải là yếu tố dẫn tới thành công, mà chỉ cần một hành động kỉ luật cũng đã là sự thành công. Nếu ngày hôm nay, bạn dự định sẽ đi tập thể dục, nhưng thấy trời có vẻ âm u và cảm thấy hơi lười. Tuy nhiên, bạn quyết tâm không để cảm xúc đó ảnh hưởng tới sự phát triển của mình và quyết định bước tới phòng Gym, ngay lập tức nó sẽ cho bạn cảm xúc rất vui và tích cực.

Chính những cảm xúc tích cực đó sẽ giúp cho bạn tự tin vào bản thân mình hơn và có thêm tinh thần và năng lượng để làm những việc khác. Cho nên, bất cứ khi nào bạn có được một hành động kỉ luật thì nó cũng đã là một sự thành công.

Anh hay gọi nó là “small win” (tạm dịch: thành công nhỏ) và khi những “small win” tích lại đủ nhiều sẽ thành “big win” (tạm dịch: thành công to lớn).

Điều #2: Kỉ luật mang lại sự tiến bộ

Anh luôn tin rằng, nếu như mình liên tục kỉ luật bản thân làm nhiều lần hơn trong bất cứ kỹ năng hoặc bất cứ việc gì, thì lần thứ 10 chắc chắn sẽ tốt hơn lần đầu tiên. Lần thứ 100 chắc chắn sẽ tốt hơn lần thứ 10 mà mình đã làm. Tuy nhiên, nếu như dừng lại và bỏ lỡ một vài lần thôi, chắc chắn bạn sẽ không có được kết quả như mong muốn.

Sự kỉ luật của anh khi làm YouTube

Giống như việc anh xây dựng kênh YouTube cho riêng mình, trong những video đầu tiên đăng lên hầu như không có bất kì lượt xem nào, số lượng subscriber chỉ có vài chục người, trong đó có tới hơn một nửa tới từ người quen. Anh hiểu được rằng đây là một kỹ năng hoàn toàn mới nên kết quả tới chậm là chuyện bình thường và anh luôn mong đợi mình sẽ liên tục giỏi hơn mỗi ngày để đem lại được nhiều giá trị hơn cho fan.

Lợi ích của sự tiến bộ

Khi bạn theo đuổi sự tiến bộ, bạn sẽ có được sự thoả mãn và kết quả tức thời. Lý do khiến cho hầu hết mọi người thất bại trong việc duy trì thói quen, chính là vì không nhìn ra được kết quả. Đừng nhìn quá xa, hãy nhìn gần vào những hành động mình đang làm mỗi ngày để tìm ra sự tiến bộ và chính yếu tố đó sẽ mang lại cho bạn kết quả.

Điều #3: Kỉ luật mang lại sự tự do

Để minh hoạ rõ cho việc này, anh muốn bạn liên tưởng tới việc thả diều. Để con diều có thể bay cao lên trời, nó cần phải có gió và sợi dây diều chắc chắn.

Nếu như cắt sợi dây đó đi chỉ vì muốn con diều được tự do, thì chắc chắn con diều đó sẽ đâm thẳng xuống dưới đất. Đó là một sự tự do không có bất cứ sự định hướng rõ ràng nào hết. Ở trong ví dụ này, sợi dây chính là sự kỉ luật để giữ cho con diều tung bay trong gió một cách an toàn và vững chắc nhất.

Xem thêm: 5 Cách Kiềm Chế Cảm Xúc Nóng Giận Ngay Lập Tức

Sự tự do và linh hoạt trong công việc

Nhiều năm về trước ở trong công ty, anh muốn có mặt ở công ty lúc mấy giờ cũng được, muốn về lúc nào thì là quyền của anh, làm việc ở nhà hay ở quán cà phê cũng không quan trọng.

Đây chính là thứ mà anh nghĩ rất nhiều bạn trẻ GenZ ngày hôm nay muốn có được, đó là sự tự do và linh hoạt trong công việc của mình.

Nhưng nó chỉ đến sau khi anh đã rất kỉ luật trong mọi việc mình làm. Trước đó, anh đã từng tới gặp Sếp và chia sẻ rằng: “Cho em xin được làm với phong cách tự do như vậy được không ạ? Em sẽ đảm bảo kết quả tốt như mong đợi vì em cũng không thích sự gò bó trong công việc lắm.”

Tuy nhiên, người Sếp đó nói với anh: “Khương, em chưa đủ xứng đáng để có được quyền lợi giống như vậy. Mỗi công việc em gửi lại cho chị, nó chưa đạt đủ chất lượng, hứa 5 việc mà chỉ hoàn thành 3 việc. Thì làm sao để chị tin tưởng được em đây?”

Đó là lúc anh tập trung vào để tạo ra được kết quả trước, hứa 5 việc là làm đủ 5 việc (thậm chí làm nhiều hơn) và làm việc với tinh thần vượt trên cả mong đợi của công ty. Anh đã nỗ lực làm việc để xứng đáng với tinh thần kỉ luật mà Sếp mong đợi. Cuối cùng, anh cũng đã đạt được sự tự do trong công việc của mình, bên cạnh việc tạo ra được những kết quả vô cùng ấn tượng.

Mẹo #1: Under Promise but Over Deliver (Hứa ít, làm nhiều)

Thay vì hứa với bản thân là một tuần sẽ tập thể dục 3 lần, thì bạn có thể “hứa ít lại” bằng cách tập 1 lần/ tuần vào thời gian đầu. Thay vì mỗi lần tập 1 tiếng, thì bây giờ chỉ cần tập 15 phút.

Khi bạn có thể hoàn thành được những mục tiêu nhỏ mình đặt ra như vậy, bạn sẽ rất dễ đạt được hành động kỉ luật và càng muốn được hoàn thành thêm nhiều thứ khác vì nó cho mình cảm giác rất sung sướng.

Hứa 1 việc mà làm được 2 việc, gọi là: vượt target

Hứa 3 việc mà làm được 2 việc, gọi là: hụt target

Đây là hai cảm giác hoàn toàn khác nhau, nên trong lúc đầu khi chưa có thói quen kỉ luật bản thân, hãy hứa ít lại và làm nhiều hơn.

Xem thêm: MẤT ĐỘNG LỰC THÌ PHẢI LÀM SAO? 4 BÍ QUYẾT ĐỂ PUSH NĂNG LƯỢNG (ÍT NGƯỜI BIẾT)

Mẹo #2: Chọn lựa môi trường khó tính

Jim Rohn đã từng nói:

5-bi-quyet-giup-ki-luat-ban-than

“Đừng tham gia vào một đám đông hoặc đội nhóm quá dễ dàng, nơi mà mọi người ở đó chỉ có tiêu chuẩn thấp, đó là lúc mà bạn sẽ chẳng thể nào phát triển được. Hãy lựa chọn một môi trường thật khó tính, đòi hòi tiêu chuẩn của mỗi người rất cao để bạn có thể trưởng thành nhanh hơn.”

Trong những năm đầu mới bước vào công ty, anh luôn cảm thấy khó khăn khi phải làm việc với môi trường ở đây, vì ai cũng đều có năng lực rất giỏi và anh nhận ra rằng mình đang là một đứa “học sinh bét” trong một “lớp chuyên”.

Anh cũng từng muốn quay về trở lại “lớp thường”, như vậy mình sẽ đứng đầu và nằm trong top nhưng anh lựa chọn ở lại “bét lớp” trong “lớp chuyên” đó vì dần dần chính môi trường này sẽ thúc đẩy mình nỗ lực vươn lên để đáp ứng những tiêu chuẩn cao ở đó (mặc dù lúc đầu sẽ rất khó khăn).

Định nghĩ kỉ luật và sự tự kỉ luật

Tự kỉ luật: là mình tự đưa ra luật lệ cho bản thân.

Kỉ luật: là luật lệ cho một người ở một nơi nhất định.

Đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Khi bạn bước vào trong một công ty có mong đợi ở mỗi nhân viên phải tạo ra kết quả cao, chắc chắn ở nơi đó sẽ có những sự kỉ luật như là: đúng giờ, tiêu chuẩn chất lượng của từng công việc,…Bất cứ ai muốn bước vào trong môi trường này, nhất định phải đáp ứng những tiêu chí trên, dù muốn dù không (giống như môi trường quân đội).

Tự kỉ luật lại là một phạm trù rất khác, là khi mà một người tự đặt ra luật lệ cho riêng họ. Ví dụ: bạn đặt mục tiêu 8h tối phải học bài để 9h đi chơi và người canh trừng mục tiêu đó lại là chính bạn. Tuy nhiên, nếu như tiêu chuẩn chưa đủ cao, bạn sẽ rất dễ thất bại với nó.

Cho nên, để có được sự tự kỉ luật, hãy lựa chọn một môi trường đã có sẵn sự kỉ luật để được rèn giũa qua từng ngày.

Tiêu chí chọn môi trường kỉ luật

Nếu bạn đang lựa chọn môi trường để rèn luyện sự kỉ luật thì có thể tìm một nơi mà ở đó cho bạn cơ hội để được làm thực tế, như là: công ty hoặc đội nhóm nhỏ (nhưng ở đây sự khắt khe sẽ rất lớn).

Bên cạnh đó, có một môi trường tạm gọi là “dễ thở” hơn, đó là: một chương trình hoặc một khoá học huấn luyện. Đây là nơi đòi hỏi bất cứ cá nhân nào cũng phải nỗ lực rèn luyện để đi tới một mục tiêu nhất định nhưng ở đó, họ vẫn sẽ thấu hiểu, chia sẻ và động viên để giúp cho bạn có được sự kỉ luật và rèn giũa được những kiến thức đã được dạy.

Đây cũng là cái anh luôn mang lại trong chương trình Public Speaking của mình. Học viên ở đây sẽ liên tục được yêu cầu để chia sẻ những bài nói của mỗi người nhằm đối diện với nỗi sợ đứng trước đám đông. Bên cạnh đó, những bạn học viên sẽ được giao những bài tập và có deadline rõ ràng, thậm chí sẽ có những bạn Coach đi theo sát để đảm bảo deadline được hoàn thành đúng hạn, nhưng vẫn liên tục chia sẻ, hướng dẫn để đồng hành trong suốt khoá học.

Để sau mỗi chương trình đó, các bạn học viên cũng sẽ có được sự kỉ luật cho bản thân, bên cạnh những kiến thức và kỹ năng được dạy.

Nếu bạn muốn tìm hiểu kĩ hơn về môi trường này, có thể đăng kí tìm hiểu tại đây nhé.

Lời kết

Đây là 5 bí quyết giúp bạn kỉ luật bản thân một cách hiệu quả nhất. Hãy áp dụng vào trong cuộc sống của mình để tạo ra được kết quả mới và chia sẻ quan điểm của bạn cụ thể ở dưới nhé.

Khóa học cho bạn

Lộ trình

Hình thức

Học phí

Giảng viên:

Lộ trình

Hình thức

Học phí

Giảng viên:

Your Title Goes Here

Your content goes here. Edit or remove this text inline or in the module Content settings. You can also style every aspect of this content in the module Design settings and even apply custom CSS to this text in the module Advanced settings.

Your Title Goes Here

Your content goes here. Edit or remove this text inline or in the module Content settings. You can also style every aspect of this content in the module Design settings and even apply custom CSS to this text in the module Advanced settings.