24/04/2022

5 Nguyên Tắc Giúp Thuyết Phục Sếp Khó Tính

Khi là một nhân viên, bên cạnh vai trò làm công việc chuyên môn, bạn cũng cần phải học cách để đề xuất những giải pháp và ý tưởng mới cho công ty và tổ chức của mình ngày càng cải thiện chất lượng nhiều hơn. Nhưng có ý tưởng là một chuyện, được Sếp […]
meo-thuyet-phuc-sep-kho-tinh

Khi là một nhân viên, bên cạnh vai trò làm công việc chuyên môn, bạn cũng cần phải học cách để đề xuất những giải pháp và ý tưởng mới cho công ty và tổ chức của mình ngày càng cải thiện chất lượng nhiều hơn.

Nhưng có ý tưởng là một chuyện, được Sếp duyệt hay không thì lại là chuyện khác và nếu như không biết cách để nói chuyện khéo léo và thuyết phục thì cho dù ý tưởng của bạn có hay, có hoành tráng cỡ nào, cũng sẽ không được triển khai.

Nên trong bài viết này, anh sẽ chia sẻ 5 nguyên tắc dựa trên kinh nghiệm làm việc thực tế của anh mỗi khi đề xuất một điều gì đó lên cấp trên, để giúp bạn có thể áp dụng được liền vào chính công việc của mình.

Khi đó, sự thăng tiến trong công việc của mình sẽ tăng nhanh hơn rất nhiều.

Đừng nhờ vả Sếp

Đừng đến với tâm thế “thấp cổ, bé họng” để thuyết phục hay trao đổi điều gì với Sếp của mình. Đã là trong công việc và rất chuyên nghiệp với nhau thì những công việc nào cần sự trợ giúp hoặc phối hợp từ Sếp, hãy chủ động tới để nói chuyện một cách rõ ràng và thẳng thắn chứ đừng sợ là phải làm phiền tới họ.

Đừng xâm phạm quyền lựa chọn của Sếp

Khi đi làm, có những công việc cần được triển khai rốt ráo ngay từ sớm để có thể đẩy kịp tiến độ nhưng có rất nhiều bạn mới đi làm, họ thường hay ngại và sợ không dám tới trao đổi với Sếp.

ban-co-biet-thuyet-phuc-sep

Hậu quả là họ để cho tới khi deadline “dí” tới tận cổ rồi mới nhào vào để đề xuất một đống thứ cùng một lúc và đẩy Sếp vào một tình huống không có sự lựa chọn.

Ví dụ, ngày xưa khi mới đi làm ở học viện AYP, nơi mà anh cống hiến và làm rất nhiều công việc, vai trò khác nhau, có một đợt gia đình anh tổ chức đi chơi và anh cũng không dám xin nghỉ bởi vì cũng là nhân viên mới đi làm được một vài tháng và cũng chưa thành thạo công việc.

Nhưng sau một hồi, gia đình hối thúc tham gia cùng mọi người, anh cũng thấy mệt mỏi vì phải đứng ở giữa và bị kéo qua kéo lại, nên quyết định ngó lơ cho qua chuyện.

Thế rồi cho tới sát ngày đi chơi, anh mới quyết định là sẽ tham gia bởi vì bên cạnh công việc thì gia đình cũng là điều quan trọng.

Chiều hôm đó, anh tới công ty và đề xuất với Sếp của mình:

Anh ơi, sáng ngày mai cho em xin nghỉ phép một hôm được không? Bởi vì chuyện ABC, chuyện XYZ ạ…

Khi đó, anh Sếp bắt đầu im lặng và không khí khá là căng thẳng. Thế rồi ảnh nói với anh là:

Sao em lại nói trễ đến như vậy? Sáng ngày mai xin nghỉ, sao bây giờ mới nó?

Anh bắt đầu phân bua là vì lý do này, lý do kia. Hên là ở thời điểm đó người Sếp của anh cũng đồng thời là người Mentor của mình, ảnh luôn giải thích cho anh nghe chi tiết về lý do và tại sao ảnh lại cư xử như vậy.

“Điều mà Khương vừa làm đã đẩy anh vào một cái thế không có sự lựa chọn. Bây giờ nếu anh duyệt cho em nghỉ thì sẽ biến thành một cái tiền lệ rất xấu, thích là nghỉ, sát giờ là báo. Thì như vậy lại không hay trong công việc…

Nhưng nếu bây giờ anh không duyệt do em báo sát giờ quá thì anh lại chẳng khác nào trở thành một ông Sếp vô tâm.

Hành động của em khiến anh không thể nào suy nghĩ và sắp xếp mọi thứ để công việc vẫn được diễn ra thuận lợi. Đợt này anh vẫn duyệt cho em nghỉ. Nhưng nhớ, đây là hành động rút bớt sự tin tưởng của 2 anh em mình và em sẽ cần nhiều thời gian hơn để lấy lại nó, anh nói trước chuyện đó!”

Đó là lý do tại sao bạn không nên đẩy Sếp của mình vào tình thế không có sự lựa chọn. Đặc biệt, nếu đó là Sếp của mình – người thường thích có suy nghĩ và chính kiến riêng của mình.

Đừng sợ Sếp bận

Anh nghe rất nhiều bạn nói:“ Em muốn đề xuất ý tưởng này cho Sếp nhưng mà em thấy họ bận quá nên là cứ âm thầm làm.”

Nhưng bạn âm thầm làm cũng đâu giải quyết được việc của mình. Đến một lúc nào đó nó cũng vỡ lở ra và thế là lại vi phạm nguyên tắc 2 ở phía trên – xâm phạm quyền lựa chọn của Sếp.

Khi đó, cuộc nói chuyện giữa Sếp và nhân viên sẽ rất khó chịu và căng thẳng.

Nên đừng sợ họ bận, mặc dù họ rất bận, nhưng họ lại biết cách sắp xếp ưu tiên của mình, họ biết cái nào cần ưu tiên thì sẽ làm, cái nào không ưu tiên thì sẽ từ chối.

Dựa trên kết quả mà nói

Thông thường khi muốn đề xuất ý tưởng hay triển khai việc gì đó, mình chỉ hay nói:

  • “Em thấy cần thay đổi cái này!”
  • “Sao mình không làm thêm cái kia?”

Nhưng đó chỉ là những quan điểm cá nhân và một chiều. Điều mà bạn cần nói rõ hơn là đề cập tới kết quả chung mà cả công ty hướng tới hoặc kết quả mà người Sếp đó đang chịu trách nhiệm trực tiếp. Bất cứ ý tưởng nào mà khiến cho kết quả đạt được hiệu quả hơn là lúc họ sẽ chú ý và lắng nghe bạn nhiều hơn.

Câu hỏi quan trọng nhất bạn phải luôn trả lời được trong đầu là:

Kết quả mà Sếp của mình đang ưu tiên là gì?

Nếu đó là những bộ phận như là Sale hoặc Marketing thì thứ mà họ quan tâm nhất trong đầu sẽ là “tăng doanh số, giảm chi phí”.

Cho nên, khi trả lời được câu hỏi phía trên và gắn nó vào đề xuất sắp tới của bạn, đó là lúc xác suất được lắng nghe sẽ cao hơn rất nhiều.

Dựa trên đối tượng khách hàng mà nói

Có một lần anh làm với một người Sếp khác trong bộ phận huấn luyện và đào tạo, họ cũng là người đưa ra quyết định cái nào nên dạy, cái nào thì không.

Anh rất thích công việc trong bộ phận đó nên liên tục đề xuất những ý tưởng mới để cải tiến cho chất lượng đào tạo được tốt hơn.

Đó là lần mà anh thực hiện một khảo sát cuối giờ trong lớp học và lấy ý kiến của học viên sau khi học xong. Sau khi có được đầy đủ ý kiến rồi, anh làm một bảng tổng hợp rất rõ ràng và đầy đủ rồi gửi lên cho Sếp của mình.

Anh đã trình bày báo cáo của mình như sau:

Lớp của mình có 45 học viên, 95% rất hài lòng về khoá học và 5% còn lại thì hài lòng ở mức bình thường. Nên nhìn chung, chương trình chúng ta đang mang lại kết quả tốt cho mọi người.

de-xuat-bao-cao

Em có thêm một mục “đề xuất” dành cho học viên. Có 35/45 bạn nói rằng nếu có thêm nhiều hoạt động trò chơi thì sẽ khiến lớp học hứng thú hơn và cụ thể là thời gian ngồi học trong buổi số 2 hơi dài, nên nếu có thêm thời gian hoạt động trò chơi lúc đó thì sẽ hiệu quả hơn.

Nên đây là 4 trò chơi em đề xuất mình có thể thêm vào để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Khi đưa ra đề xuất có con số cụ thể và kèm theo suy nghĩ của khách hàng như vậy, đó là lúc xác suất thuyết phục thành công sẽ cao hơn rất nhiều.

Xem thêm: 5 Sai Lầm Tiềm Ẩn Của Người Làm Leader Dễ Khiến Nhân Viên Rời Xa Công Ty

Lời kết

Đó là 5 nguyên tắc giúp bạn tăng khả năng thuyết phục được Sếp cao hơn với mỗi đề xuất mà mình có. Áp dụng vào lần tới và chia sẻ kết quả ở dưới nhé.

Nếu bạn muốn biết nhiều hơn về những nguyên tắc khi đi làm giống bài viết phía trên thì có thể đăng ký để tìm hiểu tại đây.

Khóa học cho bạn

Lộ trình

Hình thức

Học phí

Giảng viên:

Lộ trình

Hình thức

Học phí

Giảng viên:

Your Title Goes Here

Your content goes here. Edit or remove this text inline or in the module Content settings. You can also style every aspect of this content in the module Design settings and even apply custom CSS to this text in the module Advanced settings.

Your Title Goes Here

Your content goes here. Edit or remove this text inline or in the module Content settings. You can also style every aspect of this content in the module Design settings and even apply custom CSS to this text in the module Advanced settings.