22/04/2022

Kỹ năng khen chê khéo léo trong giao tiếp

Kỹ năng khen chê là kỹ năng cơ bản dành cho các nhà lãnh đạo. Hôm nay anh sẽ chia sẻ bí quyết sử dụng kỹ năng khen chê đúng lúc, đúng chỗ đạt hiệu quả cao nhất.

Sự khác biệt giữa một người lãnh đạo tốt và người lãnh đạo xuất sắc chính là cách tạo động lực lớn cho nhân viên nhờ kỹ năng khen chê.

Đây là kỹ năng quan trọng mà anh đã mất nhiều thời gian và công sức để học và hiểu được. Ngày hôm nay, anh sẽ chia sẻ kỹ năng khen chê để các bạn có thể góp ý, tạo ra hiệu ứng tích cực cho nhân sự của bạn.

Vì sao kỹ năng khen chê quan trọng?

Theo tâm lý chung, ai cũng thích được khen ngợi và e ngại khi nhận lời chê bai, phê bình.

Nhưng chê đúng cách nhiều khi bạn lại thu hút được sự chú ý. Vì đó chính là lời góp ý giúp người khác cải thiện và trưởng thành hơn.

Khi chúng ta giúp họ nhận ra: “Em làm cái này sẽ giỏi hơn, sẽ tốt hơn nhiều”, mọi người đều sẽ muốn nghe bạn nói.

Kỹ năng khen chê
Kỹ năng khen chê

Với một người đảm nhận ví trí lãnh đạo, quản lý, kỹ năng khen chê rất đặc biệt trong quá trình làm việc. Năng suất làm việc, sự nỗ lực, cống hiến của nhân viên được nâng cao nhờ sự động viên những điều họ đã làm tốt.

Đôi khi bạn cũng đưa ra lời chê bai, góp ý những điều chưa được hoàn chỉnh giúp họ nhận ra thiếu xót của bản thân.

Đây là hai kỹ năng thường xuyên được sử dụng trong hầu hết mọi trường hợp, để nhân viên làm việc hiệu quả hơn. Nhưng có rất ít người được dạy cách sử dụng kỹ năng khen chê nên ngày hôm nay anh sẽ chỉ bạn cách để làm đúng.

Trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu những lỗi sai hay mắc phải khi sử dụng kỹ năng này.

Kỹ năng khen chê: các sai lầm thường gặp

Ba sai lầm khi khen

Khen cho có

Bất cứ điều gì bạn làm, cho dù nhỏ bé, bình thường bạn cũng đều được khen thì đấy chính là khen cho có.

Có lẽ do người lãnh đạo có niềm tin rằng ai cũng thích được khen, phải khen ngợi, khích lệ nhân viên mang lại sự tích cực để làm việc tốt hơn.

Khen những câu đại trà như vậy, không khó để phát hiện ra lời khen không chân thành mà chỉ để tạo bầu không khí vui vẻ. Và điều này không thật sự có được sự công nhận từ người khen.

Chưa thấy xứng đáng mà cũng cố để khen

Bạn hiểu được họ đã nỗ lực, cố gắng rất nhiều để hoàn thành công việc, mỗi ngày đi làm sớm về muộn, nhưng kết quả lại chưa được như mong đợi, kì vọng.

Bạn đắn đo, không khen cũng không được sau những nỗ lực ấy, mà thực sự không có gì đáng để khen khi tiêu chuẩn đề ra của mình cao hơn so với kết quả nhận được.

Rồi cuối cùng, bạn vẫn quyết định khích lệ tinh thần nhân viên. Nhận ra lời khen ấy hiện rõ sự ngượng ngùng qua từng câu chữ, không có sự chân thành, tán thưởng từ trong tim.

Vì vậy đừng bao giờ cố gắng để khen ngợi khi chưa thấy hài lòng với kết quả.

Khen chỉ để chê

Chắc hẳn không ít bạn đã nhận những lời khen kèm theo từ “nhưng” ở sau.

Tưởng là lời khen nhưng đó chỉ là màn che cho lời chê bai phía sau, những câu từ bạn được khen trước đó đều vô nghĩa khi xuất hiện “nhưng”.

Lời khen lót đường càng khiến mọi người dè chừng hơn với những lời khen thật sự. Cho dù họ rất giỏi nhưng khi nhận đươc lời khen, họ không còn tin tưởng nữa mà luôn e dè.

Kỹ năng khen chê
Kỹ năng khen chê

Hai sai lầm khi chê

Chê thẳng thừng

Kỹ năng khen chê trong giao tiếp
Kỹ năng khen chê trong giao tiếp

Khi nhận được phản hồi tiêu cực, bạn luôn tự nhủ rằng bản thân làm chưa tốt, phải cố gắng hơn nữa.

Nhưng đôi lúc lời chê thẳng thừng khiến đối phương mất tinh thần làm việc. Sự chê bai ấy chỉ càng làm bạn nhụt chí, mất tập trung trong công việc, không nhìn nhận những gì bản thân đã hoàn thành tốt.

Rào trước đón sau

Những người này lại sợ đối phương bị tổn thương khi bị chê bai, nên họ đã chuẩn bị một giải pháp: khen chỉ để chê.

Họ khen nhưng thật ra đó là lời chê và không hề có hiệu quả với sự lo sợ người khác sẽ bị đau lòng.

Cách sử dụng kỹ năng khen chê trong giao tiếp chính xác

Kỹ năng khen

Khen về kết quả

Những bạn đạt được kết quả rõ ràng, thể hiện qua chỉ số KPI, thậm chí vượt qua mong đợi của mình, lúc này đừng ngần ngại đưa ra lời khen cho họ.

Họ xứng đáng được khen ngợi với những hi sinh, công sức đã nỗ lực, kết quả đã nói lên tất cả.

Khen về nỗ lực

Trong quá trình làm việc, biết cách sử dụng kỹ năng khen ngợi giúp nhân sự có động lực hơn, giúp họ nhận ra năng lực vốn có của bản thân để phát triển qua từng ngày.

Theo kinh nghiệm của anh, chúng ta cần phân biệt 2 nhóm nhỏ trong nhóm này:

Những người nỗ lực nhiều nhưng chưa đạt được kết quả, họ cảm thấy bình thường
Kỹ năng khen chê
Kỹ năng khen chê

Họ thuộc nhóm người đã cố gắng trong công việc rất nhiều chỉ là không đạt được KPT, kì vọng đã đề ra.

Tự nhủ bản thân rằng lần sau sẽ ráng hơn, sẽ siêng năng hơn. Thái độ của họ bình thản với việc không đạt được chỉ tiêu và tự thoả mãn với nỗ lực của chính mình vì nghĩ rằng nỗ lực hết sức là được, không quan trọng kết quả.

Đối với nhóm người này, bạn không nên khen ngợi sự hi sinh, nỗ lực của họ. Sự tán thưởng chỉ càng làm họ chủ quan, thoả mãn bản thân với suy nghĩ sai lệch trên.

Những người như vậy thường không bao giờ đạt được KPI, mục tiêu đã đề ra trong cuộc sống. Những người quản lí cần ngồi lại nhận xét, đóng góp ý kiến cho họ, cùng nhau đưa ra những bước tiến mới trong công việc để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Những người nỗ lực nhiều nhưng chưa đạt được kết quả, họ cảm thấy thất vọng với bản thân

Người đáng được khen-họ có thái độ đúng khi bản thân cố gắng rất nhiều nhưng cảm thấy thất vọng vì không đạt được kết quả.

Đây là những người có ý chí cố gắng trong công việc, xứng đáng được khen ngợi trong buổi họp mặt công ty.

Hãy trao đổi công việc với họ, giúp họ tự tin hơn với năng lực của bản thân. Họ đã đi được một quãng đường dài khó khăn như vậy, chỉ còn một đoạn đường nhỏ dẫn tới thành công, hãy khích lệ để nhân viên của bạn không còn cảm giác thất vọng, bi quan. Mà ý chí của họ được vực dậy, quyết tâm nỗ lực đi tiếp trên hành trình ấy.

Kỹ năng khen chê
Kỹ năng khen chê

Kỹ năng chê

Đầu tiên, chúng ta cần đối diện thẳng với vấn đề nhưng đừng quá thẳng thừng chê bai: “Như vậy không tốt”.

Bạn cần đưa ra những nhận định khách quan nhất, đưa sự thật đến với họ, để họ hiểu rằng bản thân làm chưa tốt, nhận ra điểm thiếu xót của bản thân trong tầm nhìn. Còn bạn-người lãnh đạo, có góc nhìn sâu rộng hơn, hãy giúp họ cải thiện và trưởng thành hơn.

Cùng nhau ngồi lại, tìm ra điểm chưa tốt, vén màn bức tranh của sự thật và đưa ra giải pháp để cả hai trưởng thành hơn.

Kỹ năng khen chê trong giao tiếp

Chia sẻ của anh

Với vai trò là một nhân viên, chúng ta nên nhìn nhận những lời khen chê như thế nào?

Đây là điều anh học được từ những ngày đầu đi làm, đã giúp anh rất nhiều sau này trong vị trí người lãnh đạo.

Kỹ năng khen chê

Mọi lời khen chê đúng cách hay sai cách, hãy đều lắng nghe chúng và rút ra những điều quý giá cho bản thân. Lời chê là dữ liệu giúp ta trưởng thành hơn. Và một lời khen là khích lệ để bạn tự tin hơn để phát triển bản thân.

Nếu bạn không nhận được quá nhiều lời khen có nghĩa bạn đang làm khá tốt, kết quả đã nói lên tất cả, bạn xứng đáng với những thử thách khó khăn để luôn vươn lên, học hỏi.

Lời kết

Bài viết là một vài chia sẻ về bí quyết sử dụng kỹ năng khen chê đúng cách, đúng lúc để tạo ra những động lực lớn hơn cả những phần thưởng về vật chất, đặc biệt truyền cảm hứng để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc.

Nếu bạn muốn cải thiện kỹ năng khen chê với một lộ trình rõ ràng và được dẫn dắt bởi một Mentor có kinh nghiệm, thì có thể tham khảo Workshop Public Speaking “Bí quyết để giao tiếp tự tin, thu hút” của anh Huỳnh Duy Khương.

Khóa học cho bạn

Lộ trình

Hình thức

Học phí

Giảng viên:

Lộ trình

Hình thức

Học phí

Giảng viên:

Your Title Goes Here

Your content goes here. Edit or remove this text inline or in the module Content settings. You can also style every aspect of this content in the module Design settings and even apply custom CSS to this text in the module Advanced settings.

Your Title Goes Here

Your content goes here. Edit or remove this text inline or in the module Content settings. You can also style every aspect of this content in the module Design settings and even apply custom CSS to this text in the module Advanced settings.