01/08/2023

3 kiểu overthinking phổ biến (kèm giải pháp khắc phục)

Bài viết này là dành cho bạn nếu bạn đang: Trong bài viết này, anh sẽ chia sẻ 3 kiểu overthinking để bạn có thể nhận diện và cùng nhau tìm giải pháp cải thiện tình trạng này. Kiểu 1: Overthinking về quá khứ Đây là kiểu mọi người thường hay gặp phải nhất, đó […]

Bài viết này là dành cho bạn nếu bạn đang:

  • Lo lắng và suy nghĩ quá mức về buổi họp, buổi gặp mặt quan trọng nào đó.
  • Có những trải nghiệm thất bại dù đã trải qua lâu rồi nhưng bạn vẫn còn cảm giác day dứt mãi.
  • Mỗi khi cần lựa chọn đi ăn quán nào, mặc quần áo gì thì phải mất rất lâu mới ra quyết định được.

Trong bài viết này, anh sẽ chia sẻ 3 kiểu overthinking để bạn có thể nhận diện và cùng nhau tìm giải pháp cải thiện tình trạng này.

Kiểu 1: Overthinking về quá khứ

Đây là kiểu mọi người thường hay gặp phải nhất, đó là: Suy nghĩ về những hành động sai lầm của bản thân trong quá khứ và ước rằng chuyện đó đã không xảy ra. Đó có thể là..

  • Một câu nói vô tình mình buông ra làm cho người khác giận.
  • Một lần mình có “lỡ miệng” nói chuyện vô duyên trên bàn tiệc và bị người khác cười.
  • Một sai sót trong công việc mình đã gây ra làm ảnh hưởng đến kết quả chung của đội nhóm.

Và mình cứ lẩn quẩn nhớ mãi về những trải nghiệm đó để dằn vặt bản thân, ước gì lúc đó mình đã làm mọi thứ khác đi. Nhưng bạn nên nhận ra là: Mọi hành động bạn làm trong quá khứ đã xảy ra rồi, và chúng sẽ không còn thay đổi được nữa.

Dù bạn có dằn vặt hay không thì kết quả vẫn không có gì thay đổi. Điều quan trọng ở thời điểm này đó là: học cách chấp nhận mình đã có một trải nghiệm không tốt trong quá khứ.

Để làm được điều này, bạn cần phân biệt rõ giữa “con người sai lầm” và “hành động sai lầm”.

Thay vì nghĩ: “Mình là một người tệ hại” thì hãy nghĩ rằng: “Mình đã có một hành động tệ hại, mình sẽ chấp nhận và biến nó trở thành một hành động đúng cho sau này.”

 phân biệt rõ giữa “con người sai lầm” và “hành động sai lầm”

Lúc này, thay vì trách móc bản thân thì bạn đã có thể nhìn thẳng vào những sai lầm của mình và rút ra bài học để có được những hành động đúng cho sau này.

Tóm lại, để vượt qua kiểu overthinking này có 3 điều bạn cần ghi nhớ:

Kiểu 2: Overthinking về tương lai

Đây là dạng overthinking khi bạn lo lắng quá nhiều về những vấn đề có thể xảy ra trong tương lai mà không thể tác động gì thêm. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, vấn đề sẽ chỉ là vấn đề.

Nhưng lần này, hãy thử làm thêm 1 bước nữa đó là dẫn về giải pháp – suy nghĩ về cách mình có thể tác động 1 điều gì đó lên vấn đề đó:

Lợi ích của việc này đó là: Giúp mình tập trung vào những thứ có thể làm hơn là những thứ có thể xảy ra.

Viết xuống vấn đề của bạn

Một cách bạn có thể bắt đầu giải quyết trạng thái overthinking này đó là: Viết xuống hết tất cả những khó khăn thử thách mà bạn đang đối diện.

Chưa cần biết có giải quyết được vấn đề hay không nhưng việc này giúp bạn lấy hết suy nghĩ ra khỏi đầu và biến nó trở nên rõ ràng hơn qua mặt giấy.

Theo kinh nghiệm của anh, thường sẽ có không quá 10 vấn đề. Nhưng thậm chí nếu bạn có đến 20 vấn đề, hãy vẫn cứ viết xuống và suy nghĩ cách để giải quyết từng mục một.

Quyết định nhanh hơn và sẵn sàng chấp nhận lỗi sai

Nhiều khi, chúng ta nghĩ nhiều là do tâm lý sợ sai nên sẽ trì hoãn việc ra quyết định. Với trường hợp này, bạn hãy đo lường hậu quả của những lỗi sai đó, nếu chúng không ảnh hưởng quá nhiều đến bạn thì hãy cứ quyết định thật nhanh chóng.

Ví dụ, bạn đến một quán ăn và nhân viên phục vụ đem menu đến với nhiều món khác nhau. Nhìn một hồi cũng không biết là nên chọn ăn món nào, ăn món này thì có ngon hay không.. nên là cứ trăn trở mãi một món ăn cũng không gọi được.

Trong những quyết định nho nhỏ đó, hãy thử hỏi: “Hậu quả lớn nhất có thể xảy ra khi tôi chọn món ăn này thay vì món ăn khác là gì?”

  • Món ăn đó sẽ không ngon, không hợp khẩu vị của bạn.
  • Món ăn đó có thể sẽ đắt hơn những món còn lại ở trong quán.

Hậu quả sẽ không có gì nghiêm trọng, nếu đúng thì đó sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời, nếu sai mình có thể chấp nhận và học hỏi từ nó.

Cho nên hãy tập thói quen quyết định thật nhanh những lựa chọn nho nhỏ thường ngày, điều này sẽ giảm tải áp lực phải suy nghĩ quá nhiều từ phía bạn.

Kiểu 3: Overthinking về người khác

Khi giao tiếp với người khác, chúng ta thường nghĩ xem “Người khác đang nghĩ gì về mình?” nhưng đó là những điều mình không thể kiểm soát nên trong đầu mình cũng sẽ “tự vẽ” ra những suy nghĩ không có thật và cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng.

Lúc này, hãy tự hỏi bản thân 3 câu hỏi sau:

Nếu người đó đủ quan trọng với bạn, bạn muốn duy trì mối quan hệ lâu dài cùng với họ và cũng không muốn tiếp tục lo lắng nữa..Thì cách tốt nhất bạn có thể làm là: Hỏi để làm rõ vấn đề.

Cách anh đã hỏi để làm rõ vấn đề

Gần đây, vợ chồng tụi anh mới có con và chia sẻ hình ảnh gia đình lên mạng xã hội. Nhưng có 1 điều làm anh để ý là: một đứa bạn khá thân của anh đã không tương tác với bài post để chia sẻ niềm vui với vợ chồng anh.

Điều này làm cho anh suy nghĩ rất nhiều, anh bắt đầu nhớ lại chuyện lần trước anh với người bạn đó có dự định làm chung một dự án. Nhưng vì một vài trục trặc mà anh đã quyết định không triển khai dự án đó. Lúc đó, anh cũng có xin lỗi và mong bạn thông cảm cho mình. Bạn cũng đã vui vẻ bỏ qua.

Nhưng đến gần đây, gia đình anh có một tin vui như vậy mà cũng không thấy nó chúc mừng câu nào. Nên anh nghĩ chắc là nó vẫn còn trách anh về câu chuyện dự án lúc trước, nhưng anh vẫn cảm thấy bứt rứt: “Rõ ràng là nó có vấn đề gì đó liên quan đến chuyện cũ mà không chịu nói với mình, mình có tin vui mà cũng không chúc mừng. Bạn gì kỳ cục vậy?”

Cho đến đỉnh điểm là anh thấy nó đăng một bài viết trên Facebook, anh nghĩ: “Ủa nó cũng sử dụng mạng xã hội bình thường mà, không lẽ nó không thấy mấy bài post của mình ta?”

Sau nhiều lần tự “đoán già đoán non”, anh quyết định sẽ không giữ lăn tăn này trong đâu nữa. Anh nhắn hỏi thằng bạn đó: “Dạo này mày còn giận tao chuyện hôm trước hả, sao tao thấy tao đăng hình ảnh con cái là dịp vui vậy mà không thấy mày hỏi thăm gì hết?”

Và nó mới trả lời anh: “Ủa? Mày mới có con hả? Giờ tao mới biết luôn á chứ có giận hờn gì đâu mày ơi. Chúc mừng cho mày nha!” Bạn cũng rất ngạc nhiên và háo hức chúc mừng cho vợ chồng anh.

Trò chuyện một lúc thì mới biết là mấy tháng gần đây nó không sử dụng Facebook, bài post mà thằng bạn anh đăng chính là được đồng bộ từ Instagram mà nó cũng không nhận ra.

Nhờ lần đó anh không ngại hỏi thẳng thắng người bạn đó mà tụi anh đã tránh được một điều hiểu lầm không đáng có và chính anh cũng cảm thấy không còn “overthinking” nữa.

Hầu hết, mọi người sẽ không dám nhận và bày tỏ những trăn trở mà mình có với mọi người xung quanh. Nhưng khi mình biết cách nói ra thì mình sẽ chủ động và cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều so với việc ôm “khư khư” nỗi lo lắng ở trong lòng.

Lời kết

Sau bài viết này, mong rằng anh đã giúp bạn phân loại được 3 kiểu overthinking và nhận ra giải pháp để khắc phục cho chính trường hợp của bạn.

Đọc thêm bài viết về chủ đề liên quan:

6 công thức giúp bạn phản xạ nhanh khi không biết nói gì

Cách để trở thành một người thú vị (dành cho bất kỳ ai)

3 Kiểu Ứng Xử Giúp Người Hướng Nội Nổi Bật

Khóa học cho bạn

Lộ trình

Hình thức

Học phí

Giảng viên:

Lộ trình

Hình thức

Học phí

Giảng viên:

Your Title Goes Here

Your content goes here. Edit or remove this text inline or in the module Content settings. You can also style every aspect of this content in the module Design settings and even apply custom CSS to this text in the module Advanced settings.

Your Title Goes Here

Your content goes here. Edit or remove this text inline or in the module Content settings. You can also style every aspect of this content in the module Design settings and even apply custom CSS to this text in the module Advanced settings.