21/07/2023

6 công thức giúp bạn phản xạ nhanh khi không biết nói gì

Đối với những người không có thói quen chia sẻ và cần có thời gian suy nghĩ trước khi “nói”, phản xạ của họ thường là: không biết phải nói gì hết. Tuy nhiên, phản xạ nhanh là kỹ năng bạn có thể rèn luyện, trong bài viết này anh sẽ chia sẻ cho bạn […]

Đối với những người không có thói quen chia sẻ và cần có thời gian suy nghĩ trước khi “nói”, phản xạ của họ thường là: không biết phải nói gì hết.

Tuy nhiên, phản xạ nhanh là kỹ năng bạn có thể rèn luyện, trong bài viết này anh sẽ chia sẻ cho bạn 6 công thức bạn có thể áp dụng ngay để phản xạ nhanh hơn trong những tình huống đòi hỏi mình phải giao tiếp và tương tác với người khác.

Nói Gì Khi Không Có Gì Để Nói (Tuyệt Chiêu Ứng Biến Nhanh Như Chớp) | Huỳnh Duy Khương

Thử tưởng tượng…

Một người đến và hỏi bạn: “Bạn cảm thấy thế nào về Sài Gòn?”

Lúc đó bạn sẽ phản ứng như thế nào?

Đối với nhiều người, đây là một điều bình thường và là câu hỏi không quá khó. Nhưng với phần đông còn lại, họ sẽ cảm thấy hơi lúng túng. Vậy nên, anh sẽ chia sẻ cho bạn 6 công thức để có thể giao tiếp trơn tru hơn.

Công thức 1: Good – Better – Best

Đầu tiên, công thức mà bạn có thể áp dụng khi không biết phải “nói” như thế nào: Tốt – Tốt hơn – Tốt nhất

Công thức 2: Bad – Worse – Worst

Tương tự công thức 1, trước khi trả lời câu hỏi nào bạn hãy áp dụng công thức: Tệ – Tệ hơn – Tệ nhất

Công thức 3: Past – Present – Future

Bạn cũng có thể trả lời câu hỏi theo cột mốc thời gian: Quá khứ – Hiện tại  – Tương lai. Điều này cho người khác nhiều dữ liệu hơn, câu trả lời cũng sẽ trở nên logic hơn.

Công thức 4: Một – Hai – Ba

Đây là công thức đơn giản nhất mà bạn có thể dùng trong nhiều trường hợp khác nhau: Hãy kể 1-2-3 thứ mà bạn nghĩ liên quan đến câu hỏi mà người khác đặt ra.

Công thức 5: Pros and Cons

Trước khi trả lời, bạn có thể nghĩ về điểm tốt mặt trái liên quan đến chủ đề đó. Đó là khi bạn so sánh hai mặt của một vấn đề.

Công thức +1: Thinking Out Loud

5 công thức trên là những mẹo mà bạn có thể rèn luyện để dần dần trở nên phản xạ nhanh hơn trong giao tiếp. Tuy nhiên, trong những lần đầu khi mới rèn luyện thì có thể sẽ còn chậm và mất nhiều thời gian. Cho nên, có 1 kỹ thuật mà bạn có thể dùng được liền ngay lập tức trong mọi trường hợp giúp bạn phản xạ nhanh hơn nhiều: Thinking Out Loud

Nếu áp dụng vào trường hợp cụ thể như 5 công thức trên, câu trả lời sẽ là:

Từ ví dụ trên, bạn nên dùng một vài câu đệm như: “Để tao suy nghĩ nha”, “Hmm, cái này trả lời sao ta?”. Có thể lúc ban đầu bạn sẽ cảm thấy nội dung không liên quan gì đến câu hỏi chính, nhưng đó là một dòng chảy logic giúp bạn trả lời câu hỏi của mình.

Thay vì câu nói: “Cho mình thời gian để suy nghĩ nha” rồi để khoảng lặng 5 phút không nói gì, thì không khí sẽ trở nên nghiêm túc quá mức cần thiết. Tóm lại, bạn có thể trả lời theo mạch suy nghĩ của chính mình trước khi đưa ra một câu trả lời hoàn chỉnh. Khi đó, cuộc trò chuyện sẽ trở nên thoải mái hơn nhiều mà mình cũng sẽ “gỡ bỏ” được áp lực tâm lý là phải trả lời nhanh vì khoảng lặng “kỳ cục” ở giữa.

Lúc đầu khi chưa có thói quen chia sẻ, bạn sẽ dễ cảm thấy lúng túng khi phải tương tác với người khác. Vậy nên, nếu bạn vẫn còn cảm giác mơ hồ và chưa biết bắt đầu từ đâu thì có thể tham khảo lộ trình rèn luyện kỹ năng Public Speaking trong vòng 8 tuần của anh.

Lời Kết

Trong bài viết này, anh đã cung cấp 6 công thức bạn có thể áp dụng ngay để có thể phản xạ nhanh hơn trong giap tiếp. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về chủ đề này, có thể tham khảo những video anh đã chia sẻ bên dưới:

Cách Chữa Bệnh “Phản Xạ Chậm” Trong Giao Tiếp

Làm Sao Để Phản Xạ Nhanh Khi Tham Gia Tranh Luận?

NÊN HỎI GÌ khi KHÔNG BIẾT HỎI GÌ? Kỹ năng đặt câu hỏi

Khóa học cho bạn

Lộ trình

Hình thức

Học phí

Giảng viên:

Lộ trình

Hình thức

Học phí

Giảng viên:

Your Title Goes Here

Your content goes here. Edit or remove this text inline or in the module Content settings. You can also style every aspect of this content in the module Design settings and even apply custom CSS to this text in the module Advanced settings.

Your Title Goes Here

Your content goes here. Edit or remove this text inline or in the module Content settings. You can also style every aspect of this content in the module Design settings and even apply custom CSS to this text in the module Advanced settings.