07/10/2022

Triple Filter Test: Nghệ thuật giao tiếp trong công việc hiệu quả

Bạn đã bao giờ bị làm phiền bởi những những tin đồn thất thiệt, những chuyện khó nói từ người khác mà bản thân không biết cách làm sao để dứt ra được không? Đây là một điều vô cùng phiền toái. Thậm chí, nếu bạn không có kỹ năng để kiểm soát chúng, bản […]

Bạn đã bao giờ bị làm phiền bởi những những tin đồn thất thiệt, những chuyện khó nói từ người khác mà bản thân không biết cách làm sao để dứt ra được không?

Đây là một điều vô cùng phiền toái. Thậm chí, nếu bạn không có kỹ năng để kiểm soát chúng, bản thân sẽ rất khó để có thể theo đuổi được những mục tiêu và phát triển đúng mong đợi được.

Trong bài viết này, anh sẽ hướng dẫn cho bạn 1 nghệ thuật giao tiếp vô cùng lợi hại có tên là The Triple Filter Test sẽ giúp bạn gỡ rối những băn khoăn đó một cách hiệu quả nhất. Đó là gì? Kéo xuống ngay để biết nhé!

Tác giả: Huỳnh Duy Khương

The Triple Filter Test là gì?

Để biết được chúng là gì? Hãy cùng bắt đầu từ tác giá đã sáng tạo ra nó đã nhé!

Socrates là một nhà hiền triết rất nổi tiếng thời Hy Lạp. Một ngày nọ, khi đang đi trên đường thì có một người quen chạy lại nói với ông: “Tôi đang có một câu chuyện về người bạn của ông và tôi muốn kể cho ông nghe.”

Socrates
Socrates – Nhà hiền triết học vĩ đại của Hy Lạp

Socrates mới trả lời: “Từ từ đã, trước khi ông kể cho tôi nghe thì có thể vui lòng trả lời 3 câu hỏi này được không?”

Bộ câu hỏi sau này rất nổi tiếng với cái tên là The Triple Filter Test. 3 câu hỏi đó như sau:

  • Câu hỏi 1 (Sự thật): Thứ ông định kể với tôi có chắc là sự thật không?
  • Câu hỏi 2 (Thiện chí): Thứ ông định nói có phải là điều tốt về bạn của tôi không?
  • Câu hỏi 3 (Hữu ích): Điều ông định nói có giúp ích được gì cho tôi không?

Quay trở lại trong câu chuyện đã diễn biến ra như sau:

Câu hỏi 1: Thứ ông định kể với tôi có chắc là sự thật không?

the-triple-filter-test
Câu hỏi 1 – Tìm kiếm sự thật

Người khách: “Cũng không chắc lắm… tôi cũng chỉ nghe lại từ 1 người khác thôi.”
Socrates: “Vậy điều ông định nói với tôi cũng không chắc đó là sự thật à?”

Câu hỏi 2: Thứ ông định nói có phải là điều tốt về bạn của tôi không?

the-triple-filter-test
Câu hỏi 2 – Xác nhận ý định

Người khách: “Cũng… không hẵn! Có khi sẽ là ngược lại.”
Socrates: “Nghĩa là ông định nói với 1 điều xấu về bạn tôi mặc dù ông cũng không chắc là điều xấu đó có phải là sự thật hay không?”

Câu hỏi 3: Điều ông định nói có giúp ích được gì cho tôi không?

the-triple-filter-test
Câu hỏi 3 – Xác nhận sự hữu ích

Người khách: “Cũng… không.”
Socrates: “Nghĩa là ông định nói với 1 điều xấu về bạn tôi, không chắc điều xấu đó có thật hay không? Và thậm chí khi nghe xong cũng chẳng giúp ích được gì cho cuộc đời của tôi? Thì… tại sao tôi phải nghe ông kể về điều này?”

Và đó là một bài kiểm tra Socrates sử dụng trước khi tiếp nhận một thông tin bất kì.

Bạn cũng có thể dùng 3 câu hỏi trên để sàng lọc với những điều bản thân không thực sự muốn được tiếp nhận.

Hiện nay, có rất nhiều thông tin tràn làn trên mạng xã hội. Đặc biệt là những thông tin hành lang, tin đồn nội bộ, nói xấu nhau,… trong môi trường đi làm. Nếu bạn không sàng lọc những thông tin mình nghe thì rất dễ rơi vào trạng thái liên tục bị rối rắm.

Tình huống áp dụng chiến thuật The Triple Filter Test

Có một lần 1 bạn học viên hoang mang trong quá trình làm việc hỏi anh:

Em cũng vừa mới ra trường được 1 năm và mong muốn phấn đấu lên được vị trí cao hơn để có được sự công nhận năng lực của mình. Nên em không ngại khó hay va chạm.

Nhưng một lần, có một chị khác trong công ty tới nói với em:

‘Em có biết công việc em được sếp giao không phải muốn tốt cho em đâu! Mà là do một bộ phận khác, 2 bên mâu thuẫn với nhau không ai chịu làm nên mới đẩy qua cho em đó. Nên đừng cái gì cũng nhận làm hết mình.’

Nghe xong, bạn học viên đó vô cùng hoang mang và không biết những lần khác khi nhận việc nên phải ứng xử như thế nào?

Khi đó, anh đã dùng bộ 3 câu hỏi của Socrates – Triple Filter Test để hỏi lại cô bé:

  • Sao em chắc những lời của người chị đó là sự thật?
  • Dù là sự thật, em có biết ý định của người chị đó nói với em là gì không?
  • Họ muốn nói ra để giúp ích cho công việc của em hay chỉ để muốn thể hiện mình người biết nhiều?

Và đó là lúc bạn học viên đó bắt đầu suy ngẫm lại và không bị ảnh hưởng bởi thông tin bên ngoài.

Lời kết

Khi sàng lọc bớt những thông tin không phù hợp, bạn sẽ bắt đầu bỏ qua những tin đồn để tập trung tìm kiếm đúng sự thật.

Hầu hết 80 – 90% thông tin xung quanh là những điều kém quan trọng. Và với kinh nghiệm của anh thì ngay từ câu hỏi số 1 của The Triple Filter Test, bạn đã có thể lọc được hơn 80% những thông tin gây nhiễu loạn.

Khi bạn có khả năng để kiểm định sự thật, đó là lúc bản thân bắt đầu biết cách để tự đưa ra những quyết định cho cuộc đời của chính mình

Và nếu bạn nhận ra một “sự thật” đó là những thông tin trong bài viết này anh chia sẻ rất hữu ích thì đừng quên đánh giá bài viết này 5 sao nhé!

Khóa học cho bạn

Lộ trình

Hình thức

Học phí

Giảng viên:

Lộ trình

Hình thức

Học phí

Giảng viên:

Your Title Goes Here

Your content goes here. Edit or remove this text inline or in the module Content settings. You can also style every aspect of this content in the module Design settings and even apply custom CSS to this text in the module Advanced settings.

Your Title Goes Here

Your content goes here. Edit or remove this text inline or in the module Content settings. You can also style every aspect of this content in the module Design settings and even apply custom CSS to this text in the module Advanced settings.