20/06/2022

2 Dấu hiệu nhận biết bạn là hướng nội hay hướng ngoại (Phần 2)

1. Cách sạc lại năng lượng khi mệt mỏi của người hướng nội và hướng ngoại. 2. Cách xài năng lượng của người hướng nội và hướng ngoại.
2 Dấu hiệu nhận biết bạn là hướng nội hay hướng ngoại (Phần 2)

Định nghĩa tính cách hướng nội và hướng ngoại của bác sĩ tâm lý Carl Jung.

Theo định nghĩa của Carl Jung – người sáng tạo nên khái niệm hướng nội hướng ngoại. Ông chia sẻ là có 3 dạng người:

  1. Introvert – Hướng nội.
  2. Extrovert – Hướng ngoại.
  3. Ambivert – Vừa hướng nội, vừa hướng ngoại (hướng trung)

Thông thường chúng ta sẽ nằm ở một trong ba dạng người này. Và ông cũng nói, không có ai là hướng nội hoàn toàn hoặc hướng ngoại hoàn toàn. Mà chúng ta sẽ có xu hướng tính cách thiên về bên nào nhiều hơn thôi.

Nếu bạn biết xu hướng tính cách của mình đang có đặc tính nào nổi trội hơn. Khi đó bạn có thể dùng đặc tính nổi trội này của mình làm thế mạnh, tận dụng nó để giúp bản thân phát triển nhanh hơn.

Và thật ra người hướng nội vẫn có một phần của người hướng ngoại, vẫn có thú vui chơi trong người chứ không hẳn là hướng nội hoàn toàn.

Nên nếu bạn là một người hướng nội, sẽ có nhiều lúc bạn chỉ muốn ở một mình, nhưng cũng có những lúc bạn muốn đi chơi, hoà nhập với mọi người. Đó là điều hết sức bình thường, quan trọng là tính cách nào trong 2 tính cách hướng nội – hướng ngoại vượt trội hơn trong bạn.

Đây là lý thuyết của cả Carl Jung.

Còn trên kinh nghiệm của anh, tính tới thời điểm hiện tại anh chưa bao giờ gặp một người nào đó có tính cách Ambivert (hay còn gọi là hướng trung).

Anh là người hướng nội, nên anh hiểu rất rõ về người hướng nội.

Vợ anh, bạn thân anh là người hướng ngoại nên anh cũng hiểu khá rõ về người hướng ngoại.

Còn ở giữa, anh chưa bao giờ nhìn thấy hoặc anh chưa có khả năng nhìn thấy họ.

Nhưng cái anh nhìn thấy là… đa số mọi người điều hiểu sai định nghĩa của từ hướng nội và người hướng ngoại. Nên mọi người nghĩ mình là người ambivert.

Trong bài viết này, anh sẽ giải thích lại 1 lần nữa thật rõ cho bạn hiểu người hướng nội và hướng ngoại khác nhau như thế nào. Vì anh tin hầu hết mọi người sẽ trội ở một hướng nào đó, hoặc là hướng nội trội hơn, hoặc là hướng ngoại trội hơn.

2 Dấu hiệu nhận biết người hướng nội và hướng ngoại.

1. Cách sạc lại năng lượng khi mệt mỏi của người hướng nội và hướng ngoại.

Nhiều bạn hay nghĩ:

SAI.

Khi bạn nói điều đó, có nghĩa là bạn đang định nghĩa hướng nội lúc nào cũng ở một mình, luôn luôn thích đọc sách. Còn hướng ngoại lúc nào cũng thích đi chơi, đi phượt đi quẩy với nhiều người.

Không! Đó chỉ là những sở thích và cách xài thời gian của chúng ta trong một ngày. Nên có một thứ bạn có dùng để phân biệt mình thuộc kiểu người hướng nội hay hướng ngoại là… cách chúng ta lấy lại năng lượng như thế nào.

Bạn cứ tưởng tượng năng lượng một ngày của bạn giống như một cục pin điện thoại.

Khi mệt mỏi cũng là lúc cục pin bị cạn kiệt, lúc đó người hướng nội sẽ sạc pin bằng cách ở một mình, tạo cho mình một không gian riêng mà không nói chuyện với ai cả.

Còn người hướng ngoại sẽ sạc pin bằng cách đến những nơi có bạn bè, đồng nghiệp để giao tiếp, nói chuyện này kia và lấy lại năng lượng cho mình.

Đây là cách sạc năng lượng bẩm sinh của 2 kiểu người này.

Thông thường người hướng nội sẽ hay gặp trường hợp này.

Khi có người hỏi:

“Ê, sao nhìn mặt buồn vậy?” 

Họ sẽ trả lời:

“Ừ, giờ tao mệt lắm rồi. Muốn nói chuyện gì thì để sau nha!”

Ngay lúc đó, họ sẽ dành thời gian cho bản thân nhiều hơn. Và trong lúc họ dành thời gian cho mình, tư từ năng lượng của họ sẽ dần hồi phục trở lại.

Ngược lại, người hướng ngoại khi mệt mà còn bắt họ ở một mình. Họ sẽ càng cảm thấy bức bối, căng thẳng, trầm cảm… Vì trong bản tính, họ là người thích được chia sẻ, giao tiếp và kết nối với con người.

Nên cách nạp lại năng lượng tốt nhất cho người hướng ngoại lúc đó, là tìm nơi có nhiều bạn bè, đồng nghiệp… để nói chuyện, chia sẻ.

Khi hiểu thật sự bản tính của mình rồi, dù có mệt tới đâu bạn cũng sẽ biết cách làm sao để cục pin năng lượng của mình được nạp đầy trở lại.

Và nó chỉ khác nhau ở chỗ đó, còn lại khi đã sạc đầy năng lượng rồi. Thì tuỳ vào sở thích mà họ sẽ dùng năng lượng đó vào những việc khác nhau.

Bình thường người hướng nội sau khi đầy năng lượng rồi, mà nếu họ thích đi phượt thì họ sẽ xách ba lô lên và đi như bình thường.

Họ vẫn sẽ dùng năng lượng đó để đến quán Cafe gặp gỡ bạn bè, trò chuyện, kết nối với những người mà họ muốn. Nếu việc giao tiếp, kết nối là sở thích của họ thì họ vẫn sẽ làm.

Tương tự, người hướng ngoại sau khi sạc đầy pin xong họ vẫn muốn về nhà đọc sách, ở một mình trong không gian yên tĩnh.

Nên đôi khi bạn cảm thấy thích ở một mình hoặc đôi khi thích giao du với người khác là chuyện hết sức bình thường.

Hãy hỏi lại xem, khi bạn muốn sạc lại pin thì cách nào là hiệu quả nhất với mình.

2. Cách xài năng lượng của người hướng nội và hướng ngoại.

Với 2 kiểu tính cách này, nhìn bên ngoài thì có thế thấy cách xài năng lượng có vẻ giống nhau nhưng thật ra cách xài năng lượng lại khác nhau.

VD: Trong chuyện đi phượt.

Chúng ta hay nghe câu:

Đi đâu không quan trọng mà quan trọng là đi với ai.

Nhưng câu đó sẽ đúng với người hướng ngoại hơn.

Còn đối với người hướng nội, đi đâu rất quan trọng. Người hướng ngoại, họ cần có một nhóm bạn bè để cảm nhận được sự kết nối, tình đồng đội cùng nhau đi đến một nơi nào đó.

Nhưng đối với người hướng nội, địa điểm mới, nơi mình tới có giúp được gì cho mình không? Nơi đó có khiến mình hứng thú và thực sự tò mò về nó? mới là yếu tố quan trọng để họ ra quyết định đi hay không đi.

Và đây là 2 sự khác biệt rất lớn giữa người hướng nội và hướng ngoại.

Tóm lại, hãy hiểu thật rõ bản thân mình thiên về hướng tính cách nào nhiều hơn. Vì khi đó, bạn sẽ có thêm những hướng suy nghĩ, nhìn nhận và phương pháp giúp mình phát triển sẽ phù hợp với chính mình, giúp mình trưởng thành nhanh hơn.

Lời kết.

Bên cạnh 2 cách nhận biết trên, nếu bạn muốn kiểm tra thêm để biết chính xác mình thuộc kiểu người nào. Thì có thể làm thêm bài test tính cách ngắn ở đây!

Và nếu bạn thấy hay thì có thể chia sẻ bài viết này cho bạn bè của mình cùng đọc nhé!

Khóa học cho bạn

Lộ trình

Hình thức

Học phí

Giảng viên:

Lộ trình

Hình thức

Học phí

Giảng viên:

Your Title Goes Here

Your content goes here. Edit or remove this text inline or in the module Content settings. You can also style every aspect of this content in the module Design settings and even apply custom CSS to this text in the module Advanced settings.

Your Title Goes Here

Your content goes here. Edit or remove this text inline or in the module Content settings. You can also style every aspect of this content in the module Design settings and even apply custom CSS to this text in the module Advanced settings.