13/08/2023

Thủ Thuật Gạt Bỏ Sự Ngại Ngùng Khi Giao Tiếp

Không có gì bất ngờ đôi khi bạn sẽ ngại ngùng với một vài tình huống trong giao tiếp. Có thể là trong một buổi thuyết trình, trao đổi công việc hay một vấn đề tế nhị. Bạn bị sự ngại ngùng cản bước nhưng lại không biết cách nào để thoát ra và khiến […]

Không có gì bất ngờ đôi khi bạn sẽ ngại ngùng với một vài tình huống trong giao tiếp. Có thể là trong một buổi thuyết trình, trao đổi công việc hay một vấn đề tế nhị.

Bạn bị sự ngại ngùng cản bước nhưng lại không biết cách nào để thoát ra và khiến cho chất lượng của những cuộc giao tiếp trở nên kém chất lượng.

Đó là lí do thủ thuật “Có một con voi ở trong phòng” sẽ giúp các bạn thoát ra được vấn đề này.

Để trong bất kỳ tình huống nào bạn cũng luôn ở trong thế chủ động giao tiếp, cùng anh tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Cách thoát khỏi sự ngại ngùng khi giao tiếp.

Trước tiên, câu chuyện con voi này là gì ta?

Có một bạn bước vào lớp học như mọi ngày, nhưng có một điều lạ là bỗng dưng có một con voi xuất hiện ở cuối lớp.

Bạn ấy bắt đầu chú ý vào con voi đó và suy nghĩ:

“Ủa tại sao lại có một con voi ở đây ?”

“Mình có bị hoa mắt không ta hay do ý đồ của thầy ?”

Nhưng mà bạn ấy vẫn mặc kệ con voi đó và cố gắng tập trung vào bài học.

Ngược lại với điều bản thân đang muốn, bạn ấy không thể nào rời sự chú ý đến con voi đó được.

“Sao nó còn ở đó ta?”

“Sao không ai nói đến nó hết vậy.”

Nhưng, bạn đó vẫn giữ im lặng và cố gắng không quan tâm đến một điều rất lạ mà bản thân thắc mắc.

Đó là phản ứng không nên có, nếu thắc mắc thì hãy cứ nói:

“Dạ có một con voi ở trong phòng, tại sao nó lại ở đây vậy ạ?”

Các bạn để ý chỗ này nhé, rất quan trọng. Đó là đừng lờ đi những biểu hiện đang làm bạn ngại ngùng. Hãy ứng dụng thủ thuật “con voi” để nhìn sâu vào nguyên nhân khiến bạn ngại ngùng, và rồi vấn đề sẽ được tháo gỡ..

ngại ngùng giao tiếp

Ứng dụng thủ thuật “con voi” vào ngại ngùng khi giao tiếp

Nào, nói lý thuyết thì quá dễ phải không, anh sẽ áp dụng thủ thuật “con voi” vào từng tình huống cụ thể, và rồi bạn sẽ thấy phương pháp này rất dễ hiểu và không quá khó như bạn vẫn nghĩ.

1.Tình huống thuyết trình trước đám đông.

Có thể đó là lần đầu bạn phải đến trước đám đông và thuyết trình về một vấn đề nào đó. Tâm trạng lúc đó của bạn là rất run và lo lắng.

Và cảm xúc đó dẫn đến cả hành động bên ngoài của bạn đó là tay run, đổ mồ hôi, tim đập nhanh. Nhưng bạn cứ cố nghĩ là không sao đâu, sẽ không có ai thấy đâu.

Sự thật là khi bạn bước lên với tâm thế thiếu tự tin đó, người khác vẫn sẽ thấy. Từ phía bạn nhìn xuống cũng bị phân tâm vì có cảm giác là mọi người đang nhìn thấy dáng vẻ không tốt của mình.

Thay vì vậy, tại sao không giải quyết “con voi” đó ngay bằng việc nói ra cảm giác của mình

“Xin chào mọi người, thật ra hiện tại mình đang rất là run, run lắm mọi người ơi. Nhưng mình đã chuẩn bị chủ đề này rất kỹ rồi do đó vẫn sẽ cố gắng chia sẻ với mọi người thật trọn vẹn.”

Ngay khi bạn có thể nói ra được như vậy, “con voi” đã dần nhỏ lại, thậm chí có thể biến mất đi.

2. Tình huống bạn có một khuyết điểm gì đó.

Đó là một lần bạn tham gia thuyết trình ở lớp, bạn đã chuẩn bị rất kỹ từ nội dung cho đến vẻ ngoài của mình.

Bạn mặt một chiếc áo trắng tươm tất nhưng khi còn 10 phút đến buổi phỏng vấn, bạn lại vô tình để cà phê rớt vào làm có một vệt đen ở trên áo.

Bạn đã cố gắng lấy nước để mong làm trôi vết cà phê đó đi nhưng nó vẫn vậy. Thế là bạn phải cố bước lên và cầu mong là sẽ không ai nhìn thấy nó.

Nhưng lúc đó, bạn có thể thật sự tập trung 100% vào chủ đề của mình và không để ý đến “khuyết điểm” đó được không?

Hay khi có một người bạn nhìn lên và có vẻ mặt lạ lạ, bạn sẽ ngay lập tức nghĩ rằng họ đã phát hiện ra vết ố trên áo cũng mình. Và điều này đã thực sự khiến bạn mất tập trung ảnh hưởng đến chất lượng của buổi thuyết trình đó.

Vậy nên, hãy nói ra:

“Xin chào mọi người, ngày hôm nay để bắt đầu chủ đề này thì chắc mọi người cũng nhìn thấy là chiếc áo trắng của mình tự dưng lại có một vết ố trên nhẹ, do mình bất cẩn làm cà phê đổ vào. Cuộc sống thì chắc chắn sẽ có những lúc xảy ra chuyện không mong muốn như vậy, mình cũng không muốn điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng những kiến thức mình mang đến đây hôm nay, do đó mình sẽ không để ý đến nó nữa và chúng ta sẽ bắt đầu thôi.”

Khi đã nói ra được như vậy, trong đầu của bạn sẽ không còn tập trung vào “con voi” đó nữa và mọi người cũng vậy.

3.Tình huống tế nhị

Bạn đã bao giờ gặp phải tình huống dù mình là người cho mượn tiền, nhưng đến khi muốn lấy lại thì lại bị cảm giác ngại ngùng, lo sợ, không dám mở lời.

Vậy nên, để có thể đi đến bước nói ra “mong đợi” của mình, bạn cần giải quyết được “con voi” này.

“Thật ra là tui ngại lắm khi mà nói ra cái này, nhưng mà bây giờ gấp quá nên phải hỏi. Hồi tháng trước tui có đưa ông mượn 500k á thì giờ ông có kịp không, nếu không kịp thì cứ nói không sao hết. Thật ra mấy cái chuyện này nói ra ngại lắm nhưng mà thôi ông thấy sao ông cứ nói với tui đi.”

Và như vậy cuộc trò chuyện sẽ tự động chuyển hướng sang không còn ngại và kì như bạn lo sợ ban đầu nữa.

Khi đọc đến đây, anh chắc chắn các bạn đã biết cách để áp dụng thủ thuật “con voi” này vào những tình huống trong cuộc sống của mình rồi.

Nhưng, không phải chỉ cần đọc thì các bạn sẽ ngay lập tức làm đúng cách, sẽ rất dễ đi lệch hướng khi áp dụng thủ thuật này. Do đó anh đã chuẩn bị sẵn cho các bạn hai sai lầm các bạn cần tránh ở phần tiếp theo.

2 sai lầm cần tránh khi áp dụng thủ thuật “Con Voi”

Sai lầm thứ 1: Dùng “con voi” để đổ thừa cho những thứ mình không hoàn thành được.

Bạn không nên lấy “con voi” này là lí do để bạn làm giảm chất lượng của một việc gì đó bạn đang chịu trách nhiệm, anh ví dụ một trường hợp như sau:

Các bạn đến buổi thuyết trình và nói:

“Các bạn ơi, hôm nay mình bị đau họng nên chắc trong lúc thuyết trình thì cũng sẽ không được nhiều năng lượng, không to rõ, mấy bạn cố gắng lắng nghe nha.”

Thì lúc này, phản ứng của mọi người chắc chắn là:

“Không, tại sao tụi mình phải cố gắng chấp nhận một buổi thuyết trình kém chất lượng?”

Dù có nói ra hay không nói ra thì đó cũng chắc chắn là cảm xúc khó chịu của các bạn ở đó. Nếu muốn biết cách nói đúng, các bạn có thể tham khảo tại phút thứ 9 qua video của anh dưới đây

Sai lầm thứ 2: Dùng “con voi” để thoái thác cho vấn đề mình đang gặp phải.

“Xin chào mọi người, do khá bận nên chủ đề hôm nay mình chuẩn bị chưa được kỹ lắm, có sai sót gì mọi người bỏ qua giúp mình nha.”

Câu nói này chắc chắn sẽ mang lại một cảm giác khó chịu từ mọi người, khi họ đã tốn thời gian, công sức để đến nhưng phải dự một buổi thuyết trình kém chất lượng chỉ vì sự thiếu chuẩn bị của bạn.

Do đó, việc bạn cần làm đó là chuẩn bị thật kỹ những nhiệm vụ mình phải làm và không sử dụng chúng theo sai cách như hai ví dụ phía trên.

Vì nếu bạn có cố sử dụng, chúng cũng sẽ không mạng lại kết quả nào thậm chí là làm mọi việc tệ hơn.

Lời kết

Trong giao tiếp, sẽ không ít những thủ thuật mà bạn dễ dàng áp dụng để bản thân có một cách ứng xử phù hợp hơn, giúp bạn trở thành một phiên bản tốt hơn.

Nhưng dù là thủ thuật nào đi nữa, cũng sẽ có những hạn chế của chúng, việc áp dụng cần bạn phải hiểu đủ sâu và sử dụng chúng đúng lúc, đúng tình huống.

Khóa học cho bạn

Lộ trình

Hình thức

Học phí

Giảng viên:

Lộ trình

Hình thức

Học phí

Giảng viên:

Your Title Goes Here

Your content goes here. Edit or remove this text inline or in the module Content settings. You can also style every aspect of this content in the module Design settings and even apply custom CSS to this text in the module Advanced settings.

Your Title Goes Here

Your content goes here. Edit or remove this text inline or in the module Content settings. You can also style every aspect of this content in the module Design settings and even apply custom CSS to this text in the module Advanced settings.