26/06/2022

4 Bước Vượt Qua Nỗi Sợ Đánh Giá Tức Thì (Hiệu Quả Bất Ngờ)

Sợ đánh giá – Đó là nỗi sợ của hầu hết mọi người, thậm chí nó lớn hơn cả việc sợ sai, sợ thất bại. Nếu bạn luôn bị ảnh hưởng bởi lời ra tiếng vào của người khác, một vài lời góp ý cũng khiến bạn lo lắng, ảnh hưởng tới tinh thần cả […]
Sợ đánh giá (ảnh bìa)

Sợ đánh giá – Đó là nỗi sợ của hầu hết mọi người, thậm chí nó lớn hơn cả việc sợ sai, sợ thất bại.

Nếu bạn luôn bị ảnh hưởng bởi lời ra tiếng vào của người khác, một vài lời góp ý cũng khiến bạn lo lắng, ảnh hưởng tới tinh thần cả một ngày.

Trong bài viết này, anh sẽ chỉ bạn 4 bước cụ thể để hạn chế việc bị ảnh hưởng bởi nỗi sợ đánh giá không cần thiết khiến bản thân tiêu cực và mất động lực làm việc.

Tác giả: Huỳnh Duy Khương.

Bước 1: “Who?” – Ai là người đang đưa ra góp ý cho bạn?

Hãy cân nhắc thật kĩ về những nguồn thông tin bạn đang nhận được.

  • Họ có biết thứ mình đang nói hay không?
  • Họ đã làm chưa mà phát biểu?
  • Họ muốn góp ý để bạn tốt hơn hay chỉ muốn dìm hàng bạn xuống?
  • (…)

Có 3 người mà bạn nhất định phải lắng nghe lời đánh giá:

1. Mentor – Người đã làm và có kết quả trong công việc bạn đang thực hiện. Họ sẽ có kinh nghiệm và lời khuyên thực tế giúp bạn xử lý công việc hiệu quả hơn.

2. Partner – Người chung đội nhóm, cùng vai trò và trách nhiệm với bạn. Họ thường cân nhắc kỹ khi nói gì đó chứ không đưa ý kiến đại cho vui vì bản thân cũng là người thực hiện.

3. Customer – Khách hàng, người bạn cần đem giá trị tới.

Họ phản hồi như nào? Có hài lòng với sản phẩm không? Để từ đó mình có thể điều chỉnh giúp họ mang lại trải nghiệm tốt nhất.

Còn những người chưa làm công việc bạn làm, trải nghiệm thứ bạn thực hiện thì tốt nhất không nên nghe. Vì chưa chắc bạn đã nhận được kiến thức hay ho mà còn bị những lời nói đó làm cho tiêu cực và mất động lực làm việc.

Cho nên, hãy luôn cân nhắc người đưa bạn lời khuyên: Who? – Họ là ai?

Bước 2: Just Do It! – Hãy cứ làm đi, đừng chần chừ vì sợ đánh giá!

Khi ở trong trạng thái cân nhắc quá lâu, nhiều người đến khuyên bạn: “Tao nghĩ nên làm như này mới tốt, mày nên cân nhắc đi nhé.”

Trạng thái đó sẽ hút những người thích góp ý, chém gió, đưa ra lời khuyên, đánh giá và có khi càng khiến bạn rối não thêm. Bạn càng suy nghĩ nhiều lại càng chần chừ. Và xác suất cao là không làm chuyện đó luôn vì sợ thất bại.

Cho nên, nếu có bất cứ việc gì cần làm, cách nhanh nhất để không bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ và lời đánh giá từ người khác, hãy bắt tay gieo những hạt giống đầu tiên.

Muốn tập thể dục để nâng cao sức khỏe, hãy bắt đầu tập 10 phút mỗi ngày.
Muốn ăn uống lành mạnh, bắt đầu bổ sung mỗi loại rau khác nhau trong từng bữa ăn.
Muốn làm việc năng suất, trước tiên hãy bắt đầu liệt kê những việc cần làm.

Khi bắt tay vào thực hiện, bạn sẽ gặp những người cũng đang cố gắng nỗ lực phấn đấu giống mình. Tránh va phải những người chỉ thích đưa ra lời khuyên nhưng chẳng bao giờ làm nó.

Bước 3: Tiếc nuối

Hãy đặt cho mình một câu hỏi: “Nếu như sợ những lời đánh giá để không làm, thì sau 5 – 10 năm nữa, bạn sẽ hối tiếc vì chuyện gì?”

Cảm giác hối tiếc còn đáng sợ hơn cả cảm giác bị đánh giá. Khi bạn đã hoàn thành, dù đúng hay sai, ít nhất bản thân cũng đã dũng cảm và sống hết mình với chuyện đó. Đáng sợ nhất là sau này khi nhìn lại, mình lại cảm thấy tiếc nuối vì bản thân đã không dám làm.

Cho nên, hãy học cách nghĩ xa hơn và đừng bao giờ để mình có cảm giác hối tiếc.

Bước 4: Yourself – Chính bản thân bạn

Đôi khi người tự dìm hàng mình đầu tiên lại chính là bản thân bạn.

Trước khi người khác nói: “Tao nghĩ cái này cũng khó với mới, mày có chắc là mình sẽ thành công không?”

Thì trong tâm bạn đã có suy nghĩ: “Cái này khó vậy thì chắc gì mình đã làm được.”

Chính việc đó khiến bạn luôn rơi vào trạng thái bế tắc, luôn chì chiết và hà khắc với bản thân. Cho nên, mỗi lần gặp thất bại, điều quan trọng nhất là bạn phải nhìn ra được:

  1. Mình học được điều gì sau trải nghiệm này?
  2. Mình đã thực sự cố gắng nỗ lực hết sức chưa?
  3. Mặc dù thất bại nhưng có điều gì khiến mình tự hào không?
  4. Bước tiếp theo nên làm những gì để có được kết quả tốt hơn?

Đừng cho mình thói quen tự đánh giá và dìm hàng bản thân mỗi lần định làm một việc gì đó mới hoặc gặp thất bại. Dần dần, bạn sẽ vượt qua những lời đánh giá của người khác.

Xem thêm: Cách để không bị tổn thương bởi lời đánh giá từ người khác | Huỳnh Duy Khương

Cách để không bị tổn thương bởi lời đánh giá từ người khác | Huỳnh Duy Khương

Lời kết

Ngoài 4 bước anh vừa chia sẻ để vượt qua nỗi sợ đánh giá, một kỹ năng anh khuyên bạn nên trau dồi là khả năng giao tiếp và nói trước đám đông. Để khi cất tiếng nói, ai cũng phải tôn trọng và lắng nghe, đó là lúc bạn trở nên tự tin và thu hút nhiều cơ hội, mối quan hệ giúp mình phát triển.

Và thời gian thay đổi tốt nhất là “ngay bây giờ”, càng bắt đầu sớm bạn sẽ càng đến thành công nhanh hơn.

Nếu bạn muốn nghiêm túc muốn cải thiện kỹ năng này để có phong thái tự tin nhất thì buổi Workshop “Bí quyết giao tiếp tự tin, thuyết phục mà không lo bị đánh giá” của anh là dành cho bạn.

Bạn sẽ biết được:

  • Lầm Tưởng lớn nhất về giao tiếp khiến bạn luôn gặp áp lực và nỗi sợ bị đánh giá từ người khác.
  • 3 Cách giao tiếp để lời nói của mình có trọng lượng trong đội nhóm, được mọi người tôn trọng và lắng nghe.
  • Lộ trình rèn luyện để trở thành một người tự tin, bản lĩnh trong giao tiếp mà ai cũng có có thể học và làm được.
Workshop Public Speaking – Bí quyết giao tiếp tự tin, thu hút mà không bị đánh giá | Huỳnh Duy Khương

2 tiếng để có thể thay đổi thành một người tự tin, thoải mái trước đám đông, tại sao không?

Tìm hiểu và đăng ký tham gia ở đây!

Khóa học cho bạn

Lộ trình

Hình thức

Học phí

Giảng viên:

Lộ trình

Hình thức

Học phí

Giảng viên:

Your Title Goes Here

Your content goes here. Edit or remove this text inline or in the module Content settings. You can also style every aspect of this content in the module Design settings and even apply custom CSS to this text in the module Advanced settings.

Your Title Goes Here

Your content goes here. Edit or remove this text inline or in the module Content settings. You can also style every aspect of this content in the module Design settings and even apply custom CSS to this text in the module Advanced settings.