04/05/2022

5 cách kiềm chế cảm xúc nóng giận ngay lập tức

Cách kiềm chế cảm xúc là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng trong nghệ thuật tương tác với người khác. Việc nắm bắt được kỹ năng này sẽ giúp bạn có được sự thoải mái hơn trong những mối quan hệ xung quanh, cũng như tự tin hơn trong cách mình tương […]

Cách kiềm chế cảm xúc là một trong những kỹ năng vô cùng quan trọng trong nghệ thuật tương tác với người khác. Việc nắm bắt được kỹ năng này sẽ giúp bạn có được sự thoải mái hơn trong những mối quan hệ xung quanh, cũng như tự tin hơn trong cách mình tương tác với người khác.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách để kiềm chế cảm xúc của mình cho đúng cách, thậm chí là không làm được, nên thường dẫn đến những hậu quả vô cùng đáng tiếc.

Nên, trong bài viết này, anh sẽ hướng dẫn cho bạn 5 bước cụ thể để có thể kiềm chế cảm xúc tức giận và không để nó gây tổn hại đến những mục tiêu, kết quả và mối quan hệ quan trọng đối với mình.

Tại sao cần học cách kiềm chế cảm xúc?

Vì nếu không, bạn sẽ phải nhận một hậu quả rất lớn. Những ai bước vào một cuộc cãi vã sẽ luôn cảm thấy cực kì mệt mỏi.

Với những mối quan hệ càng thân thiết, khi tranh cãi, chúng ta sẽ càng dễ đâm nhau những nhát dao chí mạng. Nhát dao càng sâu, tổn thương sẽ càng khó để chữa lành.

Nên, nếu đó là một mối quan hệ rất quan trọng, nhưng bạn lại không học cách để kiểm soát thì hậu quả để lại sẽ vô cùng hối tiếc.

5 bước kiềm chế cảm xúc

Bước 1: Bạn có muốn tiếp tục mối quan hệ này?

Đây là điều cơ bản và quan trọng nhất bạn cần phải suy nghĩ và nhìn nhận lại cho bản thân mình.

Khi cãi nhau thường sẽ xuất phát từ một lỗi sai nào đó. Người đối diện vô tình làm một việc đi ngược lại với giá trị của mình hoặc mình làm ngược lại với họ.

Hãy xác định thật rõ: “Đây có phải là mối quan hệ quan trọng với mình hay không?”

  • Nếu câu trả lời là: KHÔNG – Bạn có thể “chia tay sớm, bớt đau khổ”. Không gặp người đó nữa thì chuyện tức giận, tự nhiên cũng tan biến rất đơn giản.
  • Nếu câu trả lời là: thì tiếp tục sang gợi ý số 2.

Bước 2: Bấm nút “Tạm dừng – Pause”

Khi đang trong trạng thái tức giận, ĐỪNG NÓI – ĐỪNG GỬI bất cứ BẤT CỨ THỨ GÌ cho đối phương. Hãy học cách “tạm dừng” lại.

Cách kiềm chế cảm xúc
Chậm lại 1 nhịp!

Bạn có thể thực hiện một vài động tác nhắc nhở mình bình tĩnh lại.

Đối với anh thì đó là hít một hơi thật sâu. Vì khi hít vào – thở ra, hơi thở một phần giúp sẽ mình đẩy bớt cảm xúc tiêu cực ra ngoài. Não lúc đó cũng dần bình tĩnh lại và kiểm soát bản thân bớt nóng giận hơn.

Trong lòng luôn tự dặn mình là: “Khoan nói đã, tạm dừng lại.”

Vì trong những tình huống đó, mình sẽ rất hay dễ nói ra những lời đâm chọt vào những điểm yếu mà đối phương cảm thấy đau đớn nhất. Nên, nếu đang nói chuyện trực tiếp, tạm dừng lại.

Bình tĩnh cho đầu óc bớt nóng và từ từ nhìn nhận lại bằng gợi ý số 3 dưới đây.

Bước 3: Suy nghĩ về hậu quả

Cãi lộn với nhau thường sẽ dẫn đến những hậu quả mà bạn không mong muốn. Nhưng khi đang tức giận, bạn sẽ không còn đủ sáng suốt để nghĩ về hậu quả nữa. Đa phần lúc đó chúng ta chỉ đang muốn tìm cách để có thể chiến thắng được đối phương cho thỏa mãn cái tôi của chính mình.

Nên khi bạn bấm nút “tạm dừng” rồi, đó là lúc hãy đặt câu hỏi: “Nếu mình vẫn cư xử như những lúc thông thường trước đây khi nóng giận, hậu quả xảy ra ở đây là gì?”

Khi nhớ lại những hậu quả, bạn sẽ bắt đầu điềm tĩnh lại hơn rất nhiều.

Bước 4: Suy nghĩ về lỗi sai

Sẽ có 2 trường hợp xảy ra ở trong gợi ý này:

Trường hợp 1: Bạn là người có lỗi sai trước

Hãy suy nghĩ về lỗi sai của mình:

  • Nó đến từ đâu?
  • Làm sao để sửa nó?

Một bí quyết dành cho bạn khi nghĩ về lỗi sai của mình đó là: hãy nghĩ về lỗi sai dựa theo tiêu chuẩn của người khác. Bởi vì khi nhìn theo tiêu chuẩn của mình, bạn sẽ không bao giờ nhận và thấy nó là sai hết.

Ví dụ:

Thứ mà ngày xưa anh và vợ mình hay xung đột với nhau nhất đó là về cái gương trong nhà tắm.

Có 1 lần anh đi rửa mặt vào buổi sáng và làm bắn một vài giọt nước lên trên tấm gương. Vợ anh thấy và liền tức giận lên. Hai người bắt đầu cãi nhau về chủ đề “dơ”.

“Dơ” theo chuẩn của anh đó là gương phải dính rất nhiều nước thì mới gọi là dơ.

Nhưng “dơ” theo chuẩn của vợ anh đó là chỉ cần có vài giọt trên đó đã tính là dơ. Cái gương bắt buộc lúc nào cũng cần phải sạch bóng y như mới.

Khi đó anh bắt đầu điềm tĩnh và nghiệm lại. Một hồi sau khi đã thoải mái hơn, anh đi sửa lỗi sai của mình bằng cách lấy khăn lau lại gương cho thiệt sáng bóng theo tiêu chuẩn của vợ. Từ đó về sau, anh cũng bắt đầu để ý hơn, khi rửa mắt xong đều sẽ nhìn lại cái gương để lau lại cho thật sạch.

Trường hợp 2: Người kia có lỗi trước

Ví dụ như bạn là trưởng nhóm và có 1 thành viên trong nhóm của mình bị trễ, hay đổ lỗi,… khiến cho mình rất tức giận và bực bội.

Đó là lúc bạn cần bình tĩnh và suy nghĩ lại một cách thấu đáo: “Làm sao để có thể giúp cho cả 2 bên nhìn nhận lại để việc này không xảy ra nữa?”

Nhưng, điều quan trọng nhất là bạn cần phải bình tĩnh trước. Vì nếu thiếu đi sự bình tĩnh, mọi việc sẽ rất khó được giải quyết, thậm chí là khiến cho mối quan hệ của cả hai càng ngày càng tệ đi.

Hãy bắt đầu nói khi bản thân cảm thấy thoải mái nhất để bên kìa hiểu rằng bạn đang muốn cùng người đó giải quyết vấn đề chứ không phải để cãi nhau.

Đó là lúc mọi chuyện sẽ được giải quyết một cách êm đẹp nhất.

3 Cách Thể Hiện Sự Tức Giận Với Người Khác Mà Không Sợ Gây Mất Lòng.

Bước 5: Nói chuyện với người ngoài cuộc trước

Trong lúc bạn đang tức giận, hãy tìm một người mà bạn đủ sự tin tưởng, hiểu chuyện,… để có thể xin thêm góc nhìn. Người ngoài cuộc đôi khi sẽ đủ sáng suốt và có những góc nhìn mới hơn.

Hãy thử lắng nghe những ý kiến của họ. Những ý kiến từ những người bên ngoài sẽ khách quan hơn và giúp bạn dễ cân nhắc và diu người lại.

Đây là một cách cực kì hiệu quả mà bạn có thể thử áp dụng trong những lần bản thân cảm thấy tức giận.

Lời kết

Đây là 5 bước cụ thể sẽ giúp bạn có thể kiềm chế cảm xúc nóng giận một cách thấu đáo và tránh gây ra những tổn thương đáng tiếc trong những mối quan hệ của mình. Đọc, nhìn nhận lại và đừng quên áp dụng vào cuộc sống của mình nhé!

Nếu bạn muốn tìm cho mình một môi trường để rèn luyện kỹ năng giao tiếp, thể hiện cảm xúc của mình thì có thể tham khảo về Workshop Public Speaking của anh tại đây nhé.

Khóa học cho bạn

Lộ trình

Hình thức

Học phí

Giảng viên:

Lộ trình

Hình thức

Học phí

Giảng viên:

Your Title Goes Here

Your content goes here. Edit or remove this text inline or in the module Content settings. You can also style every aspect of this content in the module Design settings and even apply custom CSS to this text in the module Advanced settings.

Your Title Goes Here

Your content goes here. Edit or remove this text inline or in the module Content settings. You can also style every aspect of this content in the module Design settings and even apply custom CSS to this text in the module Advanced settings.