03/06/2022

LÀM VIỆC ĐỘC LẬP x2 HIỆU SUẤT CÔNG VIỆC LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Làm việc độc lập không có nghĩa là làm việc một mình. Đó là suy nghĩ phổ biến mà anh thường gặp trong công việc. Trong bài viết này, anh sẽ định nghĩa chính xác khái niệm làm việc độc lập. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TEAMWORK VÀ LÀM VIỆC ĐỘC LẬP. Bạn nghĩ làm teamwork […]
LÀM VIỆC ĐỘC LẬP x2 HIỆU SUẤT CÔNG VIỆC LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Làm việc độc lập không có nghĩa là làm việc một mình. Đó là suy nghĩ phổ biến mà anh thường gặp trong công việc. Trong bài viết này, anh sẽ định nghĩa chính xác khái niệm làm việc độc lập.

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TEAMWORK VÀ LÀM VIỆC ĐỘC LẬP.

Bạn nghĩ làm teamwork là sẽ có đội nhóm, phải tương tác với người này người kia cùng phối hợp với nhau để hoàn thành công việc. Còn nếu nhận làm task cá nhân, nghĩa là bạn chỉ được làm việc một mình mà không được hỏi ai để hoàn thành nhiệm vụ.

Hoàn toàn sai! Đây là một suy nghĩ sẽ giới hạn tiềm năng của bạn.

Bạn đã bao giờ gặp trường hợp này chưa? – Khi là một nhân viên mới đi làm chưa có nhiều kinh nghiệm. Bạn nhận được công việc từ sếp, nhưng làm một hồi vẫn không có kết quả như ý.

Bạn vẫn cố làm mà kết quả vẫn thất bại. Đây là lúc sếp tới và hỏi:

“Công việc sao rồi em?”

“Có khó khăn gì không? Nói cho anh nghe đi”

Lúc đó, bạn buộc phải nói. Tình hình lúc đó rất căng thẳng.

“Sao bây giờ em mới nói khó khăn?”

“Nói từ ban đầu có phải dễ hơn không?”

Vậy cốt lõi của việc làm teamwork và độc lập khác nhau:

  • Có 5 việc cần phải làm, chia đều cho 5 người và có một người quản lý đứng đầu để giám sát công việc (Teamwork).
  • Có 5 việc phải làm mà bạn phải làm cả 5 việc để đạt được mục đích (Làm việc độc lập).

Dù làm teamwork hay độc lập vẫn sẽ cần những mối quan hệ xung quanh để trợ giúp. Đó là trách nhiệm và quyền lợi của mình để phối hợp để đạt được mục tiêu. 3 mối quan hệ bạn cần để ý đến mà anh sẽ giới thiệu ở phần tiếp theo.

3 MỐI QUAN HỆ QUAN TRỌNG KHI LÀM VIỆC ĐỘC LẬP.

Mối quan hệ 1: Người hướng dẫn.

Là người có kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm và thậm chí có trách nhiệm giúp bạn hoàn thành công việc. Trong công ty, có thể là sếp trực tiếp của bạn. Trong khóa học, có thể là người thầy/ cô.

Khi bạn làm việc độc lập, nghĩa là tự làm hết mọi việc được giao. Nhưng khi gặp khó khăn, không nhất thiết tự nghĩ ra giải pháp mà có thể nhờ sự trợ giúp từ người hướng dẫn. Họ sẽ giúp bạn nhìn được con đường, giải pháp rõ ràng hơn.

Mối quan hệ số 2: Người đồng hành.

Những người chung mục tiêu chiến đấu. Không nhất thiết họ phải làm chung việc với bạn. Mỗi người sẽ độc lập mỗi mục tiêu khác nhau.

Ví dụ:

Bạn đặt mục tiêu chạy bộ mỗi ngày để phát triển bản thân. Bạn có một người bạn chơi thân cũng đặt ra mục tiêu giống như bạn nhưng lại tập đánh cầu lông. Mặc dù cách làm khác nhau nhưng mục tiêu lại giống nhau.

Đây là mối quan hệ rất quan trọng. Các bạn cùng nhau chia sẻ tiến độ và cập nhật tình hình để san sẻ với nhau niềm vui. Có người hiểu việc mình làm, từ đó bạn có thêm động lực để thực hiện mục tiêu đó. Hay đôi khi bạn gặp khó khăn, họ có thể không đưa được giải pháp như người hướng dẫn. Nhưng có thể đồng cảm, động viên.

Dần dần bạn sẽ thấy mình trường thành nhiều hơn khi có người đồng hành. Đây là cảm giác vô cùng quan trọng. Bạn làm việc độc lập nhưng lại không cô đơn.

Mối quan hệ số 3: Người trong cộng đồng.

Ngày nay, khi bạn lên social media có rất nhiều group, cộng đồng có chung chí hướng với nhau. Hay trong công việc, những người chung công ty nhưng ở phòng ban khác, mặc dù không liên quan đến nhau, nhưng chung một cộng đồng.

Tại sao bạn phải để ý đến những người này?

Vì đôi khi, bạn cần sự trợ giúp của họ. Họ có những góc nhìn khác khi mình nhờ hỗ trợ. Chính vì thế, bạn cần tạo mối quan hệ từ trước để dễ nhận được sự trợ giúp.   

Việc bạn cần làm, cập nhập sự thay đổi của mình trong group cộng đồng trong công ty để mọi người cùng đóng góp, chia sẻ, hiểu về nhau nhiều hơn để dễ dàng tạo dựng mối quan hệ.

LỜI KẾT.

Như anh đã đề cập ở trên, để tạo dựng được những mối quan hệ hay đơn giản giao tiếp hằng ngày như nói chuyện với sếp hoặc đồng nghiệp thì đều cần kỹ năng giao tiếp tốt.

Nếu bạn đang muốn cải thiện kỹ năng giao tiếp nhưng không biết rèn luyện như thế nào, cần một lộ trình rõ ràng, cụ thể kèm theo một người mentor đầy kinh nghiệm thì có thể tham khảo workshop public speaking của anh Huỳnh Duy Khương tại đây.

Khóa học cho bạn

Lộ trình

Hình thức

Học phí

Giảng viên:

Lộ trình

Hình thức

Học phí

Giảng viên:

Your Title Goes Here

Your content goes here. Edit or remove this text inline or in the module Content settings. You can also style every aspect of this content in the module Design settings and even apply custom CSS to this text in the module Advanced settings.

Your Title Goes Here

Your content goes here. Edit or remove this text inline or in the module Content settings. You can also style every aspect of this content in the module Design settings and even apply custom CSS to this text in the module Advanced settings.