07/04/2022

Kỹ năng lắng nghe là gì? 4 loại lắng nghe nâng tầm giao tiếp

Làm sao để trở thành người lắng nghe giỏi hơn? Lắng nghe là nền tảng quan trọng cho bất kỳ cuộc trò chuyện thành công nào. Nhưng phần lớn mọi người thường nhầm tưởng rằng những ai giao tiếp giỏi là những người có kỹ năng nói tốt. Điều đó là hoàn toàn sai lầm. […]

Làm sao để trở thành người lắng nghe giỏi hơn?

Lắng nghe là nền tảng quan trọng cho bất kỳ cuộc trò chuyện thành công nào. Nhưng phần lớn mọi người thường nhầm tưởng rằng những ai giao tiếp giỏi là những người có kỹ năng nói tốt. Điều đó là hoàn toàn sai lầm.

Trong nghệ thuật giao tiếp sẽ luôn có 2 phần là Nói và Nghe. Kỹ năng nói là tiền đề để giúp bạn tạo dựng các mối quan hệ, nhưng nghệ thuật lắng nghe mới là nhân tố chính mang đến thành công cho bạn.

Nếu biết sử dụng đúng cách, đây sẽ là một kỹ năng vô cùng lợi hại để bạn có thể ảnh hưởng tới những người xung quanh trong các mối quan hệ của mình.

  • Kỹ năng lắng nghe là gì?
  • Làm sao để biết vận dụng kỹ năng lắng nghe vào trong giao tiếp?

Trong bài viết này, anh sẽ hướng dẫn cho bạn chi tiết cách để trau dồi kỹ năng lắng nghe hiệu quả nhất.

Kỹ năng lắng nghe là gì?

Kỹ năng lắng nghe là một trong những kỹ năng thuộc nhóm cơ bản trong giao tiếp. Một người có kỹ năng lắng nghe tốt là người hiểu và chi phối hầu như toàn bộ cuộc trò chuyện khi tương tác với bất cứ ai.

Lắng nghe không chỉ đơn giản là việc bạn chỉ ngồi “nghe”, mà còn bao gồm cả việc bạn tương tác như thế nào sau khi tiếp nhận những thông tin đó một cách chủ động.

3 hiểu lầm lớn nhất về việc lắng nghe

Hiểu lầm 1: Lắng nghe là lép về?

Mọi người thường nghĩ rằng việc lắng nghe mà không được nói sẽ khiến cho bản thân bị lép vế, mất đi sức ảnh hưởng trong cuộc trò chuyện. Nhưng, đó là điều hoàn toàn sai lầm!

Người có khả năng kiểm soát cuộc trò chuyện là NGƯỜI HỎI, không phải NGƯỜI NÓI.

– Huỳnh Duy Khương –

Khi biết cách đặt câu hỏi đúng, bạn có thể dẫn dắt cuộc trò chuyện đi theo hướng mà mình mong muốn. Và khi đưa ra một câu hỏi đúng, việc tiếp theo bạn cần làm đó là lắng nghe người khác.

Trong lúc lắng nghe, bạn có thể hiểu thêm về tình huống, mong muốn, ý tưởng,… mà người bên kia đang chia sẻ. Và đừng quên để tâm của mình vào khi nghe người khác nói.

Đó là lúc bạn đang thực sự kiểm soát và dẫn dắt câu chuyện.

Hiểu lầm 2: Lắng nghe là ngồi im!

Ngồi im ở đây nghĩa là bạn không nói bất cứ một lời nào trong buổi trò chuyện đó. Bạn chỉ ngồi im và nhìn những người xung quanh đang bàn tán về một chủ đề bất kỳ nào đó.

Điều đó hoàn toàn sai lầm. Việc ngồi im như vậy không có nghĩa là bạn đang lắng nghe.

Đã bao giờ bạn bước vào trong một cuộc trò chuyện và ngồi im từ đầu tới cuối, sau khi kết thúc, trong đầu không còn đọng lại bất cứ điều gì chưa?

Bởi vì khi đó bạn đang bị lắng nghe. Đó là kiểu lắng nghe rất bị động. Và thường những việc miễn cường như vậy sẽ không mang đến kết quả tốt được.

Lắng nghe giỏi không đồng nghĩa với việc ÍT NÓI | Nguồn: YouTube Huỳnh Duy Khương

Cho nên, hãy biết lắng nghe một cách chủ động.

Hãy tập cách tham gia vào các cuộc trò chuyện, chủ động tiếp nhận những thông tin, chia sẻ,… từ phía bên kia và phản hồi lại bằng cách đặt ra những câu hỏi, bày tỏ ý kiến,… của bản thân để người khác biết.

Khi đó, bạn mới có thể tham gia hết mình vào trong cuộc trò chuyện đó.

Hiểu lầm 3: Lắng nghe trong mọi trường hợp đều giống nhau

Lắng nghe có nhiều loại khác nhau và mỗi loại sẽ mang một đặc trưng riêng của chúng.

Nếu bạn hiểu sai và áp dụng kỹ năng lắng nghe trong mọi tình huống đều giống nhau, điều đó không chỉ không mang lại hiệu quả, mà còn ảnh hưởng xấu đến những mối quan hệ xung quanh.

Bạn cần hiểu rõ từng tình huống và học cách để lắng nghe một cách hợp lí trong mỗi loại.

4 loại kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp

Loại 1: Nghe để thưởng thức

Đây là lúc bạn chỉ đơn giản là nghe và tận hưởng. Loại lắng nghe này sẽ tùy thuộc vào gu của mỗi người.

Loại 2: Nghe để học hỏi

Trong loại lắng nghe này, để có thể học hỏi tốt hơn, bạn cần trau dồi cho mình 2 kỹ năng đó là: kỹ năng hệ thống và kỹ năng đặt câu hỏi.

Có 2 câu hỏi quan trọng bạn cần phải đặt ra:

  • Mình hiểu có đúng hay không?
  • Mình sẽ áp dụng những điều này vào chuyện gì trong cuộc sống?

Mỗi khi nghe, bạn có thể dùng 2 câu hỏi này để xác nhận lại. Khi đã hiểu những ý người bên kia nói, hãy hỏi để trao đổi, đảm bảo là mình không hiểu sai..

Đó là lúc bạn không chỉ ngồi nghe và ghi chép một cách bị động, mà có thể tham gia vào trong những bài giảng, các buổi thảo luận hiệu quả hơn rất nhiều.

Loại 3: Nghe để đồng cảm

Đây là lúc bạn cần dành hầu hết thời gian để lắng nghe. Thi thoảng, bạn có thể đặt một vài câu hỏi để làm rõ thêm câu chuyện nếu cảm thấy bản thân chưa thực sự hiểu.

Đó có thể là một người thân của bạn đang mang rất những tâm sự, âu lo và ước gì có một người thực sự lắng nghe toàn tâm toàn ý để được trút hết những cảm xúc, suy nghĩ của mình.

Trong trường hợp này, người đang muốn chia sẻ thường có nhiều cảm xúc và chỉ muốn được “xả” cho hết những tích tụ trong người.

Việc của bạn đơn giản là ngồi im lắng nghe trong hầu hết thời gian họ chia sẻ.

Đừng suy nghĩ quá nhiều, cũng đừng phán xét đúng sai hay đưa ra bất cứ lời khuyên nào. Nhiệm vụ của bạn là nghe để hiểu được cảm xúc của người đó trước.

Trong lúc nghe, bạn có thể đặt một vài câu hỏi để đồng cảm cũng như làm rõ câu chuyện, bằng công thức sau:

Bạn đang cảm thấy “A” vì câu chuyện “B” đúng không?

A: cảm xúc của người nói
B: câu chuyện, sự kiện,… khiến họ có cảm xúc đó

Ví dụ:

“Bạn đang cảm thấy rất mệt mỏi vì dạo gần đây có nhiều dự án xảy ra nhưng không nhận được sự đồng thuận từ thành viên trong nhóm của mình đúng không?”

“Bạn đang cảm thấy lo lắng vì đứa em của mình, nói qua nói lại nhiều lần nhưng 2 người vẫn không hiểu và bắt đầu cãi vả đúng không?”

Có đôi khi bạn sẽ hỏi những câu hỏi không hay lắm. Có đôi khi bạn sẽ không thực sự hiểu được câu chuyện người kia đang chia sẻ.

Nhưng, quan trọng nhất ở thời điểm đó, chính bạn đã thực sự để tâm tới họ một cách chân thành, như vậy là đủ.

Loại 4: Nghe để đánh giá

Loại số 4 được dùng để giải quyết về một vấn đề nào đó mà mọi người đang thảo luận với nhau. Cho nên, loại số 4 khác với loại số 3 ở chỗ bạn không chỉ đơn giản nghe, mà còn phải biết là Đúng hay Sai?

Những loại câu mẫu:

  1. Nếu bạn thấy ý tưởng đó hay: “Mình đồng ý với ý tưởng này. Tại vì… (điền vào)”
  2. Nếu bạn muốn đóng góp ý kiến: “Về quan điểm của mình, chúng ta có thể làm thêm những điểm như sau… (điền vào)”
  3. Nếu bạn thấy một điều gì đó chưa đúng: “Mình thấy ý này còn một chỗ mà bản thân hơi băn khoăn. Đó là… (điền vào)”
  4. Nếu như bạn thấy chưa hiểu: “Theo mình hiểu thì ý này có phải là như vầy… (đưa ra những thông tin bạn hiểu được) không?”
  5. Nếu bạn thấy ý tưởng người kia chia sẻ chưa thật sự trọn vẹn: “Lỡ trong trường hợp… (điền vào) xảy ra, ý tưởng này sẽ áp dụng như thế nào?”

Lời kết

Kỹ năng giao tiếp cơ bản không chỉ là kỹ năng nói, mà bạn còn phải biết lắng nghe.

Bạn cần có khả năng để vận dụng cả 4 loại lắng nghe trên để có thể ứng biến một cách linh hoạt trong các cuộc giao tiếp của mình.

Nếu bạn muốn tìm kiếm một môi trường để có thể trui rèn kỹ năng lắng nghe và cả kỹ năng giao tiếp, tham gia Workshop “Bí quyết giao tiếp tự tin, thu hút mà không bị đánh giá” của anh Khương tại đây để biết câu trả lời nhé.

Bạn sẽ biết được:

  • Lầm Tưởng lớn nhất về giao tiếp khiến bạn luôn gặp áp lực và nỗi sợ bị đánh giá từ người khác.
  • 3 Cách giao tiếp để lời nói của mình có trọng lượng trong đội nhóm, được mọi người tôn trọng và lắng nghe.
  • Lộ trình rèn luyện để trở thành một người tự tin, bản lĩnh trong giao tiếp mà ai cũng có có thể học và làm được.

Workshop Public Speaking – Bí quyết giao tiếp tự tin, thu hút mà không bị đánh giá | Huỳnh Duy Khương

Và đừng quên: “Lắng nghe chính là cách để nâng cao giá trị bản thân trong mọi cuộc giao tiếp.”

Khóa học cho bạn

Lộ trình

Hình thức

Học phí

Giảng viên:

Lộ trình

Hình thức

Học phí

Giảng viên:

Your Title Goes Here

Your content goes here. Edit or remove this text inline or in the module Content settings. You can also style every aspect of this content in the module Design settings and even apply custom CSS to this text in the module Advanced settings.

Your Title Goes Here

Your content goes here. Edit or remove this text inline or in the module Content settings. You can also style every aspect of this content in the module Design settings and even apply custom CSS to this text in the module Advanced settings.